Phố Lò Đúc
Phố Hàng Bè | |
Phố Hàng Chiếu | |
“Phố cò lả” của người Hà Nội xưa |
Theo sử liệu, thì ông Mạc nói ở đây chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), thi đỗ năm 1304 (đời vua Trần Anh Tông). Sở dĩ có cái tên này là vì quan trạng Mạc Đĩnh Chi đã chọn nơi đất lành này để dựng lều tranh, sinh sống ngay trước cửa thành Vạn Xuân.
Đứng bên tòa thành đất xưa, nhìn ra xa là những cánh đồng mênh mông thuộc các làng Vĩnh Tuy, Quỳnh Lôi, Mai Động.
Sau cửa ô Đống Mác đổi tên là Lãng Yên năm 1866. Chạy qua đất nhiều thôn: Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác, Yên Nội, Thọ Lão, Hoa Viên thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ XIX, ba thôn Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác hợp lại thành thôn Hương Viên. Hai thôn Yên Hội, Thọ Lão hợp lại thành thôn Cẩm Hội. Lúc này, tổng Hậu Nghiêm cũng đổi thành tổng Thanh Nhàn.
Thời Pháp thuộc, đoạn đầu là phố Lò Đúc, đoạn giữa gọi là cây đa Nhà Bò, đoạn sau lúc mới mở gọi là phố Lò Lợn (rue de I’Abattoire). Sau gọi chung là đại lộ Ácmăng Rútxô (boulevard Armand Rousseau). Từ 1945 gọi tên dân gian này. Phố Lò Đúc nay thuộc các phường Phạm Đình Hổ, Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.
Phố Lò Đúc có chiều dài gần 1,2 km từ cuối phố Phan Chu Trinh (chỗ ngã năm Lò Đúc - Hàm Long) đến đường Trần Khát Chân, nối với phố Kim Ngưu. Cùng với nhiều tuyến phố cắt ngang: Trần Khát Chân, Cẩm Hội, Nguyễn Cao, Thọ Lão, Đồng Nhân, Nguyễn Công Trứ, Phạm Đình Hổ, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Yec – xanh (Yer sin).
Phố Lò Đúc còn gắn với cây đa Nhà Bò, được trồng trước cửa nhà hộ sinh B - quận Hai Bà Trưng. Nó trở nên nổi tiếng vì nói đến cây đa Nhà Bò là người ta nghĩ ngay đến việc sinh nở mà hầu hết những người cư ngụ ở phố này những năm trước đều chào đời ở nơi đây.
Theo như Nhà sử học Dương Trung Quốc “chúng tôi không rõ chính xác cây đa Nhà Bò có từ bao giờ, nhưng đây là cây cổ thụ nằm trên phố Lò Đúc, có cách đây từ rất lâu đời. Khu vực xung quanh vị trí cây đa này, ngày xưa là nơi mổ bò, trang trại nuôi bò của thực dân Pháp. Hiện nay chưa có sử sách nào ghi lại đầy đủ về cây đa này, mà nó chỉ có trong ký ức của mọi người”.
Bây giờ, phố Lò Đúc không còn cửa ô, không còn thành xưa nữa. Nhiều thứ đang dần dần mất đi, hình ảnh về con phố của những ngày rất xưa ấy dường như vẫn còn vương vất lại trong ký ức của những người yêu Hà Nội và những người tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay.
B.Linh (ST)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30