-->

Phở Hà Nội thời 4.0

Ở Hà Nội, phở là món ăn truyền thống và được coi là hương vị giữ hồn đất Thăng Long. Thời điểm tết Nguyên đán cận kề, giá lạnh vẫn đang bao phủ Thủ đô, cùng nhau xì xụp một bát phở bốc hơi nghi ngút như một sự thưởng thức món quà đặc biệt. Khi mà thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì ăn phở cũng có nhiều cách lựa chọn, và phong cách “ăn phở thời 4.0” đang chinh phục nhiều “chuyên gia” ẩm thực. 
pho ha noi thoi 40 Thưởng thức những món ngon giữa mùa đông Hà Nội

Ăn phở Việt theo cách Tây

Những ngày cuối năm, giữa lúc gió rét buốt từng cơn mời gọi Tết về, một người bạn rủ tôi đi trải nghiệm “ăn phở Việt theo cách Tây” để biết mùi vị ăn phở thời nay khác ngày xưa thế nào. Tò mò, tôi hồ hởi đồng ý. Cửa hàng phở “kỳ lạ” mà bạn tôi đưa đến nằm trên phố Khâm Thiên với cái tên khá đặc biệt “Phở Mẹ Việt”. Cửa hàng có không gian rộng rãi, thoáng mát được bày biện, trang trí rất bắt mắt. Dọc bức tường treo hàng dài những chiếc nón lá.

Điều kỳ lạ ở chỗ, mặc dù thực khách rất đông nhưng nhân viên phục vụ chỉ có vài người. Nấn ná ngắm nhìn khắp nơi, ngoài việc có một bảng điện tử báo số lượng suất còn trong ngày ở cuối bức tường đối diện cửa đi vào, tôi vẫn chưa phát hiện ra có điểm gì liên quan đến “ăn phở Việt theo cách Tây”. Tuy nhiên, không phải chờ đợi lâu, vài phút sau, một nữ nhân viên trẻ nhanh nhẹn chạy ra chào hỏi và mời chúng tôi chọn món.

pho ha noi thoi 40
Những bát phở mang đậm hương vị Việt thời 4.0

Cuối cùng, tôi cũng vỡ lẽ ra, “ăn phở Việt theo cách Tây” chính là việc nhân viên ở đây không ghi chép món ăn của khách theo cách thông thường mà sẽ mời khách chọn món trên ứng dụng điện thoại thông minh. Thực khách có thể chọn bất kỳ món ăn nào với giá tiền đã được niêm yết sẵn, mọi yêu cầu, từ nước dùng, độ mặn, nhạt hay thêm bớt gia giảm… đều có thể lưu ý ngay trên điện thoại. Sau khi khách đã lựa chọn xong, nhấn nút chuyển trong vòng 7 phút sau, món ăn sẽ được chuyển lên mà không hề có sự sai sót, nhầm lẫn.

Nói về phong cách phục vụ khá lạ lùng này, anh Vũ Bảo Chung, người quản lý tại đây, giải thích: “Với mục tiêu hướng tới ngay từ những ngày đầu, cửa hàng chúng tôi đã đưa ra phương châm “7 phút”, tức là phải làm sao sau 7 phút các món ăn phải đến khách hàng với thái độ phục vụ tốt nhất. Để làm được điều đó bí quyết của cửa hàng là ứng dụng công nghệ vào khâu truyền thông tin hai chiều từ khách hàng đến bếp và ngược lại”. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thực khách, cửa hàng còn có một trang web riêng để phục vụ những khách hàng ở xa.

Trang web này có đầy đủ thông tin các món ăn, số lượng món hiện còn để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Còn với những thực khách tìm đến tận nơi, trong cửa hàng có sẵn một bảng điện tử, luôn hiển thị số bát hiện còn. Mỗi khi khách hàng gọi món, số bát sẽ tự động được trừ đi. Cửa hàng cũng chỉ bán trong phạm vi số bát đã quy định để tránh việc dư thừa thực phẩm, phải để vào ngăn đá làm giảm chất lượng của món ăn. Do đó, nguồn thực phẩm luôn được tươi ngon, đảm bảo vệ sinh.

Về gọi món, khách hàng có thể chọn trực tiếp trên menu hoặc trên phần mềm của cửa hàng, các thông tin về món ăn, sở thích của khách sẽ được truyền xuống chiếc Ipad được lắp đặt trong bếp, nhà bếp sẽ theo đó mà xử lý. Do việc áp dụng công nghệ thông tin nên độ chính xác về thông tin của các món ăn được truyền đạt cụ thể, nhà bếp phục vụ chính xác và nhanh chóng hơn, không bị lẫn lộn như trước. Anh Chung chia sẻ thêm: “Trước đây, khi chúng tôi có ý định mở cửa hàng phở thì được biết, ở trên Yên Bái đã từng có một quán phở tương tự áp dụng công nghệ vào việc phục vụ khách hàng.

Khách hàng vào ăn, cũng sẽ lựa chọn món ăn trên ứng dụng phần mềm của Ipad và các món ăn được chuyển đến tay khách hàng qua những băng chuyền. Đây là một cách làm rất hay, tiết kiệm nhân công. Tuy nhiên, với chúng tôi, kiểu phục vụ này có phần hơi nặng tính chất công nghiệp, thiếu đi sự ấm cúng, thân thiện của một quán thuần Việt cần có nên đã quyết định không dùng băng chuyền mà sử dụng vài nhân viên để chạy bàn, bê đến tận nơi cho khách”.

Thời gian đầu, khách qua quán thường khá e dè vì cảm thấy quán có vẻ sạch sẽ, sang trọng, lúc gọi món sẽ được miễn phí rau, nộm và một phần hoa quả. Họ cho rằng với một suất ăn đầy đủ như vậy giá cả sẽ rất cao, tuy nhiên trên thực tế, do việc áp dụng công nghệ và tiết kiệm tối đa nhân công, mỗi bát phở chỉ giao động từ 30.000 đồng - 45.000 đồng. Sau một vài lần đến ăn thử, người nọ truyền tai người kia, đến nay, số lượng khách đến quán càng ngày càng đông. Chia sẻ cảm nhận về cửa hàng phở đặc biệt này, chị Phạm Thu Hương (ở phường Thổ Quan, Khâm Thiên) cho biết, từ ngày biết đến phở công nghệ, nhà chị đã chọn hẳn quán này làm địa điểm ăn uống “ruột”.

Lý do thứ nhất là vì thái độ phục vụ của nhân viên tốt, các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác, thứ hai là các món ăn ở đây khá ngon, không thua kém gì các quán phở nổi tiếng khác ở Hà Nội. Ngoài ra, chị Hương cũng có thể ngồi ở nhà, chọn món trước, đến nơi, chỉ việc trao đổi lại với nhân viên và nhận đồ ăn. “Tôi rất thích cách phục vụ ở cửa hàng này bởi sự nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, không như những quán phở “truyền thống” khác, chờ đợi rất lâu, thậm chí xếp hàng dài để có được một bát phở. Nhiều cửa hàng khi nhầm lẫn còn “ép” khách hàng ăn tạm… khiến nhiều người không hài lòng”, chị Hương chia sẻ.

Mô hình thời thành phố thông minh

Nói về phong cách phục vụ khá lạ lùng này, anh Vũ Bảo Chung, người quản lý tại đây, giải thích: “Mục tiêu hướng tới ngay từ những ngày đầu của cửa hàng chúng tôi là “7 phút”, tức là phải làm sao sau 7 phút các món ăn phải đến khách hàng với thái độ phục vụ tốt nhất.

Mô hình phở 4.0 không chỉ xuất hiện ở “Phở Mẹ Việt” mà còn đang được ứng dụng ở một số cửa hàng ăn khác tại Hà Nội. Tại một quán cơm trên phố Hàn Thuyên, khách hàng đến đây cũng dễ dàng chọn món qua Ipad, đồ ăn nhanh chóng được chuyển xuống bằng đường thang máy và sau đó các nhân viên phục vụ sẽ mang tới tận bàn cho khách. Nhìn nhận một cách khách quan từ sự phát triển của các quán phở 4.0 đến việc phát triển kinh tế thời nay có thể thấy, đây là một mô hình kinh doanh hay, phù hợp với xu thế của thời đại.

Xu thế mới của thời đại là đón đầu “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” với trọng tâm là công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi các phương thức hoạt động, sản xuất… cũng như cuộc sống của con người. Thế nhưng, trên thực tế là dù công nghệ có phát triển tới đâu chăng nữa, có áp dụng công nghệ mới thế nào đi nữa nhưng người sử dụng không thành thạo hoặc không biết áp dụng để phục vụ đời sống, sản xuất thì công nghệ đó cũng sẽ nhanh chóng lạc hậu và không mang lại hiệu quả.

Nếu so sánh cửa hàng phở áp dụng công nghệ 4.0 với một số hàng phở nổi tiếng khác ở Hà Nội, với lượng thực khách đông đảo, sẽ nhận thấy khá nhiều điều chênh lệch trong cung cách phục vụ, cũng như mức độ hài lòng của khách hàng. Điều đáng bàn ở đây chính là, nếu những cửa hàng phở này đều ứng dụng công nghệ tự động vào kinh doanh sẽ giúp giảm được rất nhiều chi phí từ thuê nhân công cho đến việc phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình…

Rời “Phở Mẹ Việt” khi trời đã nhá nhem tối, trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón mùa xuân mới, câu chuyện phát triển kinh tế với ứng dụng công nghệ 4.0 của chúng tôi vẫn tiếp tục rôm rả…

Tết đang chuẩn bị gõ cửa từng ngõ ngách, phố phường của Thủ đô!

Võ Giang – Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động