-->

Phố cổ Hà Nội: Nên nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt?

Khu Phố cổ Hà Nội có vinh dự cao quý là ngay từ đầu đã đóng vai trò quan trọng tạo thành cấu trúc không gian của một đô thị trung cổ phương Đông theo ý tưởng quy hoạch ban đầu của Vua Lý Thái Tổ. Với các mặt giá trị tiêu biểu của nơi đây, Phố cổ Hà Nội có cần nâng cấp xếp hạng và nhận thêm danh hiệu mới hay không?
Không giãn dân sẽ khó bảo tồn! Phải tạo dựng nơi đến mang đặc trưng tương tự như Phố cổ hiện tại

Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, với các phố nghề thủ công truyền thống, nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Khu Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2004. Tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long - Hà Nội”, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã thống nhất đề xuất cơ quan chức năng sớm xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Phố cổ Hà Nội là Di tích quốc gia đặc biệt.

Phố cổ Hà Nội: Nên nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt?
Các chuyên gia, các nhà khoa học họp bàn về các giải pháp bảo tồn khu Phố cổ Hà Nội

Phó giáo sư, tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, dư luận xã hội có xu hướng phản ứng không tích cực về vấn đề nâng cấp xếp hạng di tích và không thực sự đồng tình với cái gọi là hội chứng chạy theo danh hiệu hay thương hiệu di tích. Tuy nhiên, cần hiểu đúng nội hàm của danh hiệu di sản. Trước hết, danh hiệu không thể tự phong, không thể cứ muốn là có, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một cá nhân, một nhóm người hay cả cộng đồng người ở một địa phương cụ thể. Danh hiệu thể hiện giá trị, hình ảnh và sự hấp dẫn tự thân của một sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội trong đó có di sản văn hóa.

Theo tiên sĩ Đặng Văn Bài, danh hiệu di sản chỉ được thừa nhận trên cơ sở những tiêu chí khoa học được mọi người thừa nhận. UNESCO đưa ra 10 tiêu chí trong đó có 6 tiêu chí liên quan tới di sản văn hóa và 4 tiêu chí liên quan tới di sản thiên nhiên để xem xét giá trị nổi bật toàn cầu của một di sản thế giới. Danh hiệu di sản đô thị hay thành phố di sản được xác định dựa vào các yếu tố cấu thành: Ý tưởng quy hoạch để xây dựng và phát triển một đô thị - cảnh quan thiên hiên hay điều kiện địa lý và văn hóa cơ sở vật chất, môi trường cho sự ra đời của đô thị; Quỹ kiến trúc hay diện mạo kiến trúc được hình thành qua các thời kỳ phát triển đô thị (cấu trúc không gian, đường phố, nhà ở, di tích lịch sử - văn hóa hiện diện trong lòng đô thị); Phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng cư dân đô thị (đối với Thăng Long – Hà Nội là nét thanh lịch của người Hà Nội).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Giá trị lịch sử văn hóa khu Phố cổ cần được nâng tầm để tiếp tục coi trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Công tác bảo tồn khu Phố cổ đúng hướng sẽ kích hoạt hoạt động thương mại, du lịch. Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong công tác bảo tồn di sản, tái tạo đô thị và phát triển bền vững cho thấy, quận Hoàn Kiếm nói riêng và Hà Nội nói chung đã và đang có những giải pháp hiệu quả trong việc bảo tồn, hình thành nên chính sách đặc thù - đó chính là bảo tồn di sản văn hóa trong đô thị hiện đại, với sự tham gia của cộng đồng.

“Với tư cách là một bộ phận cấu thành của Thăng Long – Hà Nội qua suốt hàng ngàn năm hình thành và phát triển mà các dấu ấn lịch sử tiêu biểu là đền Bạch Mã và Ô Quan Chưởng, 48 Hàng Ngang mang dấu tích lưu niệm hai nhân vật lịch sử vĩ đại của đất nước là Đức vua Lý Công Uẩn (giai đoạn định đô và xây dựng kinh đô Thăng Long) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn Cách mạng tháng 8/1945 và Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02 tháng 9/1945 đánh dấu sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), chợ Đồng Xuân - di tích cách mạng kháng chiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, khu Phố cổ Hà Nội hoàn toàn xứng đáng được nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt”, tiến sĩ Đặng Văn Bài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cùng với Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, khu Phố cổ và hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, cũng như các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đang có tên trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khu Phố cổ có vai trò quan trọng như một bộ phận cấu thành của một di sản đô thị.

Nhìn từ góc độ di sản đô thị, Phố cổ Hà Nội là bộ phận cấu trúc đô thị điển hình của một đô thị cổ. Với hình thức kiến trúc dân gian, Phố cổ Hà Nội phản ánh dạng thức kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử của Thủ đô. Lúc đầu là những phường nghề, rồi xuất hiện các phố và ô phố. Các con phố kết nối nhiều phường có chức năng khác nhau thành mạng lưới đường phố - đặc trưng cơ bản của khu Phố cổ. Trong lòng phố cổ còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng. Nét đặc trưng của phố cổ thể hiện qua các phố nghề gắn kết với nhiều làng nghề nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ về Thủ đô tập trung lại thành các khu vực chuyên làm nghề với vị tổ nghề riêng được tôn vinh và kính ngưỡng. Với tư cách là vùng đất “hội thủy, hội nhập và hội tụ văn hóa”, Phố cổ Hà Nội có “văn hóa ẩm thực” đặc sắc tạo nên phong vị và sắc thái riêng cho Hà Nội. Lễ hội truyền thống ở phố cổ cũng chiếm vị trí quan trọng và có tác động tích cực, sâu rộng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân. Một trong những lễ hội nổi tiếng phải kể đến là Lễ hội Đền Bạch Mã thờ Thần Long Đỗ - một trong Tứ trấn linh thiêng của Thăng Long - Hà Nội…

Phố cổ Hà Nội: Nên nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt?
Phố cổ sẽ là hạt nhân tạo nên di sản đô thị - thành phố di sản của Hà Nội (ảnh: Bảo Thoa)

Phố cổ Hà Nội còn là trung tâm thương mại, kinh doanh buôn bán sầm uất vào bậc nhất ở Thủ đô. Tại đây, có tới 8.000/13.000 hộ kinh doanh của quận Hoàn Kiếm tạo ra sức sống sôi động cho khu di sản, đồng thời còn là sinh kế bền vững cho cả dân phố cổ; Kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn lắng đọng trong khu Phố cổ được đánh giá là loại tài nguyên du lịch có tiềm năng cao, nếu được đầu tư toàn diện, đồng bộ và khai thác đúng mức hoàn toàn có khả năng trở thành động lực phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô là du lịch văn hóa.

Nhìn tổng quát có thể thấy, cùng với Khu di sản văn hóa thế giới - Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, các di tích lịch sử - văn hóa khu vực nội thị, Khu phố cũ kiến trúc thuộc địa Pháp... Phố cổ sẽ là hạt nhân tạo nên di sản đô thị - thành phố di sản của Hà Nội./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động