Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sau khi bị lưỡi bừa cắt và găm sâu vào cẳng chân trái, anh H được gia đình đưa vào cấp cứu tại trong tình trạng sốc do đau và mất máu.
![]() |
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. |
Theo lời kể của anh H, buổi sáng khi đang làm ruộng, trong lúc điều khiển máy bừa, anh bị lệch tay lái, khiến lưỡi bừa cắt vào chân. Ngay sau tai nạn, người dân đã hỗ trợ gỡ lưỡi bừa ra khỏi máy và đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian di chuyển, bệnh nhân mất nhiều máu vì máu tiếp tục phun ra mạnh từ vết thương.
Khi vào viện, anh H vẫn còn mắc kẹt với một phần máy và lưỡi bừa đang găm thẳng vào cẳng chân. Ngay lập tức, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân thẳng vào phòng mổ cấp cứu.
Bác sĩ Hoàng Mạnh Hà, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình và Thần kinh Cột sống (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) - người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân H cho biết: “Không giống như các ca phẫu thuật thường quy, chúng tôi không có đủ thời gian để thực hiện các xét nghiệm toàn diện, mà chỉ tiến hành nhanh các xét nghiệm nhóm máu và công thức máu nhằm chuẩn bị truyền máu khẩn cấp. Bệnh nhân bị hai lưỡi cắt của máy bừa đâm xuyên từ mặt trên ngoài cẳng chân đến mặt dưới trong, cắt xuyên qua khối cơ và màng gian cốt của cẳng chân”.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 tiếng. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành gây mê để tháo lưỡi bừa ra thật cẩn trọng giúp không gây thêm tổn thương cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị tổn thương một nhánh nhỏ của động mạch chày sau, đứt, dập nát một phần cơ bụng chân trong và ngoài, không bị gãy xương, không tổn thương mạch máu lớn hay dây thần kinh quan trọng.
Các bác sĩ đã xử lý tổn thương bằng cách cầm máu, cắt lọc toàn bộ phần cơ bị dập nát và làm sạch vết thương. Bệnh nhân đã được truyền 2 đơn vị máu để bù lại lượng máu đã mất trong quá trình cấp cứu.
Nhờ cấp cứu và can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi nguy kịch và đang trong quá trình hồi phục tốt. Sau 5 ngày điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và bắt đầu tập đi lại.
Từ trường hợp bệnh nhân H, bác sĩ Hoàng Mạnh Hà khuyến cáo, trong những tai nạn tương tự, tuyệt đối không nên cố gỡ máy ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Việc làm này có thể gây ra sốc do đau và mất máu, có thể làm bệnh nhân ngừng tim đột ngột và nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, việc gỡ máy sai cách có thể gây thêm tổn thương phần mềm, đặc biệt là có thể tổn thương thêm mạch máu và dây thần kinh lớn. Tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng và đưa cả bệnh nhân lẫn thiết bị đến bệnh viện để được xử trí đúng cách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo
Tin khác

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3
Y tế 21/07/2025 15:56

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3
Y tế 20/07/2025 16:29

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Y tế 20/07/2025 09:46

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí
Y tế 19/07/2025 21:20

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng vắc xin
Y tế 19/07/2025 20:40

Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân
Media 19/07/2025 19:25

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị
Y tế 19/07/2025 14:49