Phẫu thuật kích thích não sâu: Hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson
Bệnh viện E: Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân khớp gối biến dạng phì đại | |
Kỳ tích sản phụ mắc tim bẩm sinh đã sinh con thành công | |
Huế: Lần đầu tiên ứng dụng dao mổ SonaStar để phẫu thuật cắt gan |
Triệu chứng khởi đầu của bệnh nhân là run vùng ngọn chi, chủ yếu tay phải, kèm theo co cứng các cơ nửa người phải, bệnh nhân nói khó, viết khó.
Mặc dù được điều trị nhưng đến năm 2007 các triệu chứng bệnh nhân nặng dần lên với các biểu hiện run, cứng từ chi ưu thế bên phải, nói khó, viết khó, đi lại khó khăn kèm theo bệnh nhân tiểu khó, hay vã mồ hồi, táo bón. Bệnh nhân được sử dụng phối hợp Artan 2mg x 2 viên/ngày và syndopa tăng dần liều.
Nam bệnh nhân Parkinson mới được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) |
Vào thời điểm đến Bệnh viện, bệnh nhân đã dùng tới 6 viên syndopa/ngày. Thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng vài tiếng, ngoài ra, sau khi sử dụng thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ bệnh nhân có các biểu hiện loạn động, xoắn vặn. Bệnh nhân rất chán nản, bi quan.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội - Hồi sức Thần Kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, sau khi được khám sàng lọc và làm các test đánh giá về thần kinh, tâm lý cũng như test UPDRS để đánh giá khả năng phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu.
“Đây là phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (còn gọi điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó.
Tuổi thọ pin trung bình khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh”, Tiến sĩ Tuấn cho biết.
Ê kíp phẫu thuật của bệnh viện gồm các bác sĩ nội thần kinh, ngoại thần kinh, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tỉnh và được các bác sĩ thăm khám đánh giá sự cải thiện của triệu chứng cũng như tác dụng phụ xảy ra do quá trình đặt điện cực để điều chỉnh vị trí điện cực.
Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, bệnh nhân được lưu lại viện 4 ngày để theo dõi các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, sau đó được xuất viện.
Trong những tuần đầu, ông P. được tái khám định kỳ hàng tuần và được các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh điều chỉnh cường độ và vị trí phát xung thích hợp, kèm theo với việc duy trì sử dụng thuốc hợp lý.
Đến nay, sau 3 tuần phẫu thuật, ông P. đã có thể đi lại, tự phục vụ bản thân. Các biểu hiện như loạn động đã được kiểm soát, các triệu chứng như cứng cơ được cải thiện 80-90%, triệu chứng run được cải thiện 70%.
Theo các chuyên gia y tế, Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Parkinson là bệnh có những biểu hiện lâm sàng với triệu chứng vận động có biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, bệnh nhân đi lại dễ bị ngã. Còn triệu chứng ngoài vận động thì liên quan đến trầm cảm, tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật…
Khi bị mắc chứng bệnh này, với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo có việc co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến việc hạn chế vận động.
Ở những giai đoạn sau, triệu chứng nặng dần lên, run và cứng cơ nhiều hơn khiến bệnh nhân bị mất ổn định về tư thế, dễ bị ngã khi đi lại. ngay những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không làm được. Người mắc bệnh Parkinson còn hay gặp các triệu chứng ngoài vận động như tiểu đêm, táo bón, trầm cảm…
Việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở giai đoạn đầu việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả ấn tượng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ trăng mật” (thường là 4-5 năm từ khi khởi phát bệnh).
Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, hiệu quả của thuốc ngày càng kém dần, bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều điều trị và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng do việc sử dụng thuốc.
Kỹ thuật kích thích não sâu là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất để điều trị bệnh Parkinson và một số các rối loạn vận động khác. Các nước châu Âu và Mỹ khuyến cáo sử dụng kỹ thuật này để điều trị bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn hiệu quả dùng thuốc kém đi, thường tối thiểu năm năm kể từ khi được chẩn đoán mắc Parkinson. Với những thiết bị Việt Nam hiện có thì giá thành sẽ giảm nhiều, chi phí có thể chỉ khoảng hơn 30.000 USD (bằng 1/3 so với nước ngoài). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47