Phát triển ngành phân phối Việt Nam: Cân bằng giữa kênh phân phối hiện đại và truyền thống
Hợp tác win - win trong ngành phân phối giữa Việt Nam và Hàn Quốc | |
Không đúng bản chất của kinh doanh |
Phát triển nóng mô hình bán lẻ hiện đại…
Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang có sự phát triển mạnh do lợi thế dân số đông trên 90 triệu người, trong đó người trẻ chiếm tỷ lệ cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của Việt Nam đạt quy mô khoảng 4,4 triệu tỷ đồng (tương đương với 190 tỷ USD), với mức tăng trưởng là 11,7% so với năm 2017.
Cùng với sự hội tụ của công nghệ vào lĩnh vực bán lẻ, thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện những xu hướng bán hàng, kinh doanh mới như: Bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh (omni channel)... Do vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Các mô hình chợ truyền thống cần được “đánh thức” trở lại |
Báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được công bố bởi Công ty Tư vấn A.T Kearney (Mỹ) mới đây cũng cho thấy, Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và nằm trong top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Báo cáo cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của Việt Nam đạt quy mô khoảng 4,4 triệu tỷ đồng (tương đương với 190 tỷ USD), với mức tăng trưởng là 11,7% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 75% tổng mức, duy trì tốc độ tăng trưởng khá (tăng 12% so với năm 2017).
Với số liệu trên có thể thấy, ở Việt Nam sự phát triển mô hình bán lẻ hiện đại đang ở vào giai đoạn mạnh mẽ nhất, trong đó hàng loạt các cửa hàng tiện ích, Trung tâm thương mại hiện đại mọc lên từ các tuyến phố lớn đến mọi ngõ ngách. Số liệu từ Vụ Thị trường trong nước cũng cho thấy, hiện Việt Nam đang có hơn 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ, với khoảng hơn 9.000 chợ truyền thống, nhưng số phận các chợ truyền thống đã gần như bị “lãng quên” khi các Trung tâm thương mại mọc lên như nấm.
Thậm chí, ở một số tỉnh, thành trên cả nước các Trung tâm thương mại còn được xây dựng ngay sát chợ truyền thống, gây áp lực cạnh tranh rất lớn với chợ truyền thống, khiến nhiều chợ truyền thống “chết chìm”. Đơn cử như ở Hà Nội, một loạt chợ truyền thống “vang bóng một thời” như chợ Mơ, chợ Hàng Da, chợ Trung Hòa… gần như teo tóp từ khi chuyển đổi chợ truyền thống sang mô hình chợ - Trung tâm thương mại. Trong “cơn lốc” ấy, nhiều chợ truyền thống đành ngậm ngùi nhường chỗ cho Trung tâm thương mại, hoặc phải “ẩn mình” dưới các Trung tâm thương mại hiện đại…
Trước nghịch lý đó, hàng loạt các tiểu thương tại chợ truyền thống đã có những phản ứng gay gắt đòi lại quyền lợi kinh doanh, cũng như quyền lợi cho chợ truyền thống, đặc biệt trong “cơn lốc” chuyển đổi mô hình chợ. Đến nay, mặc dù Hà Nội đã dừng các dự án chuyển đổi, nhưng chợ truyền thống cũng không còn được như xưa và không thể lấy lại được thế mạnh vốn có của nó. Thậm chí, nhiều chợ đứng trước nguy cơ “biến mất”, hay rơi vào quên lãng.
Khơi dậy tiềm năng từ chợ truyền thống
Trước thực trạng trên, mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc và Việt Nam đã có báo cáo cảnh báo về việc, mô hình chợ truyền thống sẽ rơi vào quên lãng nếu như không nhận được sự đầu tư đúng mức, cũng như khai thác tiềm năng vốn có của nó. Báo cáo nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam”, do Bộ Công Thương Việt Nam hợp tác với Viện Phát triển Cải cách Hàn Quốc thực hiện.
Đề cập việc phát triển ngành phân phối ở Việt Nam, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, để phát triển toàn diện ngành phân phối tại Việt Nam, cần giải quyết 4 vấn đề cấp bách. Trong 4 vấn đề ông Đông đưa ra, có 2 vấn đề liên quan đến chợ truyền thống, như cần giải quyết sự mâu thuẫn của phân phối hiện đại và phân phối truyền thống và giải quyết sự phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp lớn với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp FDI với hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Từ Báo cáo của nhóm các nhà nghiên cứu trên cho thấy, cần phải có các chính sách hợp tác win - win (cùng chiến thắng) và đã đưa ra nhiều trường hợp cụ thể nhằm nâng cao cạnh tranh và phát triển trong ngành công nghiệp phân phối tại Việt Nam. Trong đó xác định các vấn đề khẩn cấp và nghiêm trọng nhất trong việc phát triển ngành phân phối Việt Nam có liên quan đến tốc độ phát triển thị trường phân phối Việt Nam.
Dựa vào kết quả và kinh nghiệm của thị trường phân phối Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột giữa mô hình phân phối quy mô lớn, hiện đại và chợ truyền thống chính là vấn đề cốt lõi. Do vậy, để phát triển và quản lý ngành phân phối, bên cạnh việc tìm giải pháp dung hòa về tăng trưởng giữa khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì cần phát huy được vai trò của chợ truyền thống trong tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.
Kiến trúc sư Stephen Davies (Mỹ), một chuyên gia quốc tế với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu phát triển chợ truyền thống tại nhiều nước cho biết, ông đã chứng kiến nhiều đô thị trên thế giới sau khi phá bỏ chợ truyền thống, thì hiện tại lại đang khôi phục những khu chợ này. Trong đó, nhiều chính quyền các thành phố phải đầu tư vốn để nâng cấp các khu chợ truyền thống, coi đó là địa điểm giao thương và trung chuyển, tập trung rất nhiều hoạt động của thành phố.
Theo ông Stephen Davies, các chợ cần phải được hiện đại hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là bị biến thành các Trung tâm thương mại hoặc đưa xuống tầng hầm của một Trung tâm thương mại như Hà Nội đã làm. Trên thế giới, người ta hiện đại hóa các khu chợ với những kết cấu, hạ tầng, tiện ích điện nước, quầy hàng và tiện ích cho khách hàng. Nhưng đó vẫn phải là những khu chợ và giữ được các chức năng hoạt động cơ bản và bản sắc.
Đề cập việc phát triển ngành phân phối ở Việt Nam, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho rằng, để phát triển toàn diện ngành phân phối tại Việt Nam, cần giải quyết 4 vấn đề cấp bách. Trong 4 vấn đề ông Đông đưa ra, có 2 vấn đề liên quan đến chợ truyền thống, như cần giải quyết sự mâu thuẫn của phân phối hiện đại và phân phối truyền thống và giải quyết sự phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp lớn với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp FDI với hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, cần phát triển hài hòa giữa kinh doanh trực tuyến và phi trực tuyến. Theo ông Đông, các hoạt động trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ truyền hình, điện thoại ngày càng phát triển với tốc độ rất cao. Vì vậy, cần có định hướng phát triển hài hòa giữa các hoạt động này để đảm bảo không có sự phát triển quá lệch lạc giữa các mô hình phân phối hiện đại và mô hình phân phối truyền thống.
Vì lý do này, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng, Bộ Công Thương xác định việc cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hiện đại hóa ngành phân phối là yêu cầu thiết yếu, tuy nhiên cần phát triển cân bằng giữa các kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22