Phát triển kinh tế đêm: Tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ
Không "tô hồng" về tình hình phát triển kinh tế - xã hội | |
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng XIII | |
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế |
Nhiều người lao động sống nhờ vào đêm
Sau 19h, nhiều con phố ở Hà Nội như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Chiếu… bắt đầu trở nên đông đúc và náo nhiệt.
Theo quan sát, có thể dễ dàng nhận thấy, người dân đổ về khu vực này không chỉ có các du khách người nước ngoài, mà còn là người dân ở khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, họ mong muốn một lần được sống trong cảnh về đêm của Thủ đô.
Tạ Hiện là một trong những con phố sầm uất về đêm ở Thu đô |
Một điều dễ dàng nhận thấy trên các con phố này, không chỉ xuất hiện các cửa hàng tiện ích, các quán ăn uống, quán bar, hay các cửa hàng buôn bán thời trang, mà còn xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh ăn theo khác như: Taxi, xích lô, ca múa nhạc trên phố đi bộ…
Tất cả tạo nên không gian về đêm rất đặc trưng của Hà Nội. Đặc biệt, với một lượng lớn du khách tập trung về khu phố cổ đã tạo cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động, tăng thu nhập cho các tiểu thương, thu hút khách du lịch.
Chị Kiều, một tiểu thương buôn bán quần áo ở chợ đêm Đồng Xuân chia sẻ, do phí thuê mướn mặt bằng ở chợ Đồng Xuân quá cao vào ban ngày, cũng như nhu cầu của người kinh doanh lớn, chợ Đồng Xuân không có đủ diện tích để các tiểu thương nhỏ chen chân.
Vì thế, chị Kiều và nhiều người buôn bán khác phải lựa chọn kinh doanh vào ban đêm. Mặc dù khá vất vả, tuy nhiên, việc kinh doanh đêm có nhiều thú vui và nguồn kinh tế mang lại khá tốt, một phần đó là do ở trung tâm thành phố, mặt khác đó do lượng du khách đổ về đây thăm thú, mua sắm, ăn chơi về đêm khá nhiều. Tuy chỉ có điều, thời gian kinh doanh về đêm hiện có hạn nên cũng chỉ tranh thủ ba, bốn tiếng để buôn bán.
Chia sẻ về dịch vụ mua sắm, vui chơi ban đêm ở Thủ đô, anh Sam Thế Tuấn, người dân ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tôi là người thường xuyên ra Hà Nội công tác, thăm bạn bè.
Tuy nhiên, ban đêm ở Hà Nội ngoài khu vực phố cổ thì hầu như khu vực ngoại thành khá buồn, điều này khác xa so với ở Sài Gòn.
Tôi thấy nếu như ở Sài Gòn, một, hai giờ đêm người dân không khó để ra đường tìm mua cho mình một bát phở, một tô hủ tíu, bánh mì nóng… thì tất cả những điều đó ở Hà Nội lại rất khó.
“Việc kinh doanh về đêm đã và đang tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ những người lao động, những tiểu thương bám trụ, sinh sống và phát triển được nơi phồn hoa đô thị. Nếu như có lợi như vậy thì tại sao không có những quy hoạch và định hướng phát triển bài bản”, anh Tuấn bộc bạch.
Cần nghiên cứu và quy hoạch thật kỹ
Có thể thấy, kinh tế đêm đã hiện diện ở nhiều con phố tại Thủ đô Hà Nội từ bao giờ, nhiều người cũng không nắm rõ, chỉ biết rằng trong tương lại chắc sẽ còn phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu so với Thành phố Hồ Chí Minh, người dân Hà Nội ít có nhiều điểm tụ tập vui chơi, giải trí, mua sắm hơn. Phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa sau 22h.
Chỉ một số điểm hoạt động ban đêm nhưng cũng không được phép muộn hơn 2h sáng. Hay chỉ có một số dịch vụ kinh tế đêm như các hãng vận tải taxi, vận tải hàng hóa, hành khách… được mọi người nhắc đến.
Nếu nghiên cứu và quy hoạch tốt, kinh tế đêm sẽ là một trong hướng phát triển kinh tế mới hiệu quả. |
Trong khi đó, không riêng gì ở Thành phố Hồ Chí Minh, tại một số tỉnh, thành phố khác như: Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu… những nơi có du lịch phát triển cũng đã hình thành nền kinh tế ban đêm. Bước đầu cho thấy có những hiệu quả nhất định.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm khi mà lượng khách du lịch đến đây được ghi nhận đạt 16 triệu lượt khách/ năm.
Ước tính, doanh thu sản phẩm dịch vụ du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, trong khi 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm. Chính bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm không chỉ giúp tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, mà còn giải quyết được vấn đề về việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó còn giúp giảm áp lực về hạ tầng, tắc đường, nghẽn xe… vào ban ngày.
Đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế đêm, theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam nên khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm.
Bởi trong xã hội hiện đại, cuộc sống diễn biến liên tục không ngừng nghỉ cùng với nhu cầu du lịch, trải nghiệm ngày càng phát triển.
Việt Nam là một quốc gia mở cửa, thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài và họ có nhu cầu trải nghiệm, khám phá nên cần rất nhiều dịch vụ để phục vụ nhu cầu của du khách, kèm với đó là tạo việc làm, thu nhập.
Cũng theo ông Cung, hiện Việt Nam vẫn có tư duy truyền thống là lo ngại những vấn đề phát sinh nên đã có những quy định cấm đoán. Do đó, nhiều hoạt động kinh doanh đêm bị giới hạn về giờ giấc, ví dụ phải đóng cửa trước 23h.
Những quy định này cần phải bỏ nếu như muốn khuyến khích dịch vụ ban đêm phát triển. Cần phải có tư duy mới, quy định mới để tạo ra khuôn khổ thuận lợi cho các dịch vụ cần thiết vào ban đêm.
Đặc biệt, phải nghiên cứu, quy hoạch các hoạt động kinh doanh buôn bán, dịch vụ giải trí về đêm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như người dân địa phương.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, phát triển kinh tế đêm là xu hướng nhiều nước trên thế giới đã làm và thành công.
Ý tưởng phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam là rất tốt nhưng nếu muốn phát triển thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Bởi trên thực tế, hiện người Việt Nam vẫn nặng về tâm lý đám đông, ý thức của người dân chưa cao, nên nếu làm không cẩn thận sẽ rất bất ổn.
Hoạt động ban đêm cần có sự văn minh, lịch sự, không nên tùy tiện vứt rác để rồi sau buổi đêm, hình ảnh hiện ra là con đường, vỉa hè đầy rác, nước thải lênh láng… rất mất mỹ quan đô thị.
Để làm được rất cần sự chung tay của chính quyền, các hộ kinh doanh và cả người dân, tất cả đều phải rất đồng bộ mới có thể thành công, không nên quá sốt sắng vội vã.
“Thời gian qua, dù ở Hà Nội đã có sự phát triển nền kinh tế ban đêm trong một chừng mực nào đó, đơn cử như các tuyến phố đi bộ được mở ra thu hút đông du khách, nhưng các sản phẩm kinh doanh vẫn rất đơn điệu, tẻ nhạt, chỉ một vài món đồ lưu niệm chưa tạo sự hấp dẫn.
Như vậy là chưa tận dụng hết tiềm năng. Để có thể phát triển kinh tế đêm một cách hiệu quả, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá, quy hoạch một cách phù hợp với từng vùng miền, từng thành phố”, ông Phú nêu quan điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07