-->

Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế

Thực tế những năm qua, kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng giao thông Thủ đô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để Thành phố “vươn mình” phát triển với vị thế hạt nhân vùng Thủ đô đòi hỏi hạ tầng giao thông phải tiếp tục đi trước mở đường.
Hà Nội: Chú trọng phát triển giao thông khu vực phía Nam và Tây Nam Phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường Hà Nội chú trọng phát triển giao thông công cộng

Xứng tầm vị thế

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030" với 37 nhóm giải pháp đồng bộ kết hợp các biện pháp hành chính và kinh tế. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã triển khai 28/37 nhiệm vụ. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông được tập trung trong đầu tư theo quy hoạch, tỷ lệ đất giành cho giao thông tăng hơn. Vận tải hành khách công cộng được mở rộng và nâng cao chất lượng.

Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng có xu hướng được cải thiện. (Ảnh: Giang Nam)

Ghi nhận thực tế cho thấy, thời gian qua Hà Nội đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, không chỉ góp phần cải thiện diện mạo, mà còn tạo động lực phát triển Thủ đô. Không khó để thấy, với những nỗ lực của Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc tập trung nguồn vốn, giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng… nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đó là đường Vành đai 3 (đoạn trên cao và dưới thấp từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long); cầu cạn đi qua hồ Linh Đàm; cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; hoàn thành nút giao đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hoàn thành việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long...

Đây là tin vui với không chỉ người dân Thủ đô, mà còn với người dân các tỉnh, thành phố lân cận, khi “mạch máu” giao thông Thủ đô từng bước được hoàn thiện, tăng khả năng kết nối, lưu thông hàng hóa, đặc biệt là góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. Ví dụ, năm 2021 khi dự án thi công hoàn chỉnh nút giao Vành đai 3 kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào khai thác từ tháng 1/2021, ngay lập tức dự án này góp phần giải quyết cơ bản nạn ùn tắc giao thông tại khu vực đường gom từ đường Cổ Linh lên cầu Thanh Trì (đoạn qua quận Long Biên). Hay như trục đường 21B, kết nối trung tâm Hà Nội với các địa phương ngoại thành như Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức… Nếu như trước đây, cung đường Quốc lộ này có bề mặt nhỏ, chỉ đủ từ 4 - 5 làn xe thì nay đang được mở rộng ra gấp nhiều lần, khi dự án mở rộng Quốc lộ 21B hoàn thiện sẽ góp phần tăng khả năng lưu thông, thúc đẩy tính kết nối, giao thương giữa nội và ngoại thành.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 Thành phố sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị gồm 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven. Trong số này, Bộ GTVT làm chủ đầu tư hai tuyến số 1 và 2A, còn tuyến số 2 và số 3 là do Hà Nội làm chủ đầu tư. Riêng tuyến số 2A Cát Linh - Hà Ðông dài 13km đã hoàn thành 100% khối lượng xây dựng, dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 2A sẽ bàn giao về cho Hà Nội vận hành, khai thác thương mại trong năm 2021.

Ngoài ra, theo tìm hiểu Hà Nội cũng đang đầu tư và lên kế hoạch đầu tư nhiều tuyến đường Vành đai, trục hướng tâm đi qua địa bàn Thành phố. Trong đó có 7 tuyến hướng tâm gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai; Pháp Vân - Cầu Giẽ… Hiện nhiều tuyến đường bộ cao tốc đã cơ bản hình thành, các tuyến liên kết vùng là Vành đai 4, Vành đai 5… đang chờ được đầu tư. Nhìn ở góc độ tổng thể, việc đầu tư hình thành các tuyến cao tốc như đã nêu trên góp phần kết nối giao thông, phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Nội và khu vực phía Bắc.

Nhiều việc phải làm

Ở câu chuyện quy hoạch Thủ đô, ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI) cho biết, từ năm 1954 đến nay, Hà Nội đã có nhiều lần điều chỉnh ranh giới hành chính. Cụ thể, ranh giới được điều chỉnh qua các năm là 1954, 1961, 1987, 1991 và đến 2008 thì đã tăng quy mô, diện tích lên 3.300km2 với 30 quận, huyện, thị xã. Như vậy, với vai trò là “trái tim” của cả nước, Hà Nội luôn xác định rõ vị trí và vai trò của mình trong phát triển kinh tế, mở rộng quy mô và hướng kết nối vùng miền.

Tuy nhiên, có một thực tế Hà Nội phải đối mặt và cần giải quyết là dân số gia tăng mạnh nhưng hiện vẫn tập trung ở khu vực nội đô. Nói cách khác, dù nhiều khu đô thị mới đã hình thành nhưng về cơ bản, các cơ quan, đơn vị vẫn nằm trong nội đô. Và để đáp ứng nhu cầu giao thương, đi lại, toàn Thành phố hiện có khoảng 7,1 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó có hơn 6 triệu xe máy, gần 900.000 ô tô, và khoảng 1,2 triệu phương tiện của các các cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng của ô tô là 10,2%/năm và xe máy là 6,7%/năm, nhưng tỷ lệ diện tích dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị còn thấp, mới đạt khoảng 10,2% (tỷ lệ cần đạt là 20-26%). Đáng lo ngại, dân số tăng cục bộ cũng kéo theo hệ lụy là hạ tầng tại nhiều khu đô thị mới còn thiếu đồng bộ như: Thiếu bãi đỗ xe, trường học, tình trạng “ở một nơi, đi làm, đi học một nẻo” khiến áp lực giao thông ngày càng nặng nề. Những khu đô thị từng được coi là kiểu mẫu như Trung Hòa - Nhân Chính, Linh Đàm... nay cũng đã quá tải. Tình trạng đậu, đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè diễn ra tràn lan.

Nhìn nhận vấn đề này, Sở GTVT Hà Nội cũng chỉ rõ những hạn chế Hà Nội đang gặp phải là: Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ theo quy hoạch; các tuyến Vành đai 1, 2, 3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh; hệ thống Vành đai 4, Vành đai 5 chưa được đầu tư; các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, theo như dự kiến; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng chưa đạt theo yêu cầu đề ra; tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, Tết tập trung đông người... Vì vậy, theo Sở GTVT Hà Nội bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân theo Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, thì giải pháp thu phí phương tiện xe cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm hạn chế ùn tắc giao thông là hết sức cần thiết. Hiện với câu chuyện thu phí, Sở GTVT Hà Nội đã tham mưu cho UBND Thành phố, chuẩn bị các điều kiện để trình HĐND Thành phố xem xét.

Phát triển giao thông để nâng tầm vị thế
Phát triển đường sắt đô thị sẽ góp phần tăng tính kết nối và góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng phương tiện cá nhân. (Ảnh: Giang Nam)

Thực tế, vấn đề lớn nhất đối với Hà Nội hiện nay là việc thực hiện quy hoạch chưa tốt dẫn đến quá tải giao thông, ô nhiễm môi trường. Nếu thực hiện được đúng theo quy hoạch thì sẽ giải quyết được các vấn đề đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt. Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, Hà Nội đang nỗ lực để cải thiện giao thông đô thị và số giải pháp trong quy hoạch phát triển. Thách thức lớn nhất của quá trình đô thị hóa là việc giải quyết các vấn đề về giao thông. Khi một đô thị giải quyết tốt các vấn đề về giao thông sẽ tạo được tiền đề, động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đô thị nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong quá trình này, giao thông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần xây dựng bộ mặt Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại. Bởi vậy, kết nối giao thông các khu vực kinh tế quan trọng, tăng hiệu quả giao thông đô thị của Thủ đô Hà Nội là hết sức cần thiết. Để làm được điều này rất cần sự chung tay vào cuộc của các Ban ngành chức năng và của cả chính người dân Hà Nội./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Xem thêm
Phiên bản di động