Phát triển giáo dục tại huyện khó khăn của Hà Nội
Vun bồi nền tảng trên dòng sông tri thức | |
Nhân lên nét đẹp nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo | |
Tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái |
Thông tin tại buổi làm việc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức Đặng Văn Viện cho biết: Toàn huyện Mỹ Đức hiện có 83 cơ sở giáo dục công lập, trong đó có 26 trường Mầm non, 29 trường Tiểu học, 23 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 3.911 người.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Là một trong những huyện khó khăn nhất của thành phố Hà Nội, vì vậy cơ sở vật chất trường lớp tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Một số trường còn thiếu phòng học, phải sử dụng phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ.
Việc đầu tư các phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế do nguồn kinh phí của địa phương hạn hẹp. Trong khi đó, đời sống của nhân dân còn khó khăn nên nhận thức và sự quan tâm chăm lo cho việc học tập của con em còn khiêm tốn và không đồng đều, công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của địa phương, giáo dục Mỹ Đức đã có nhiều chuyển biến. Tính đến nay, Mỹ Đức đã có 42/78 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (chiếm 53,8%). Trong năm học 2018 - 2019, đã xây mới 39 phòng học, 64 phòng bộ môn, chức năng, hiệu bộ; cải tạo 55 phòng học.
Toàn huyện Mỹ Đức hiện có 83 cơ sở giáo dục công lập. |
Chất lượng giáo dục ngày càng khởi sắc. Các cấp học thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Số học sinh đạt giải Nhất, Nhì cấp Thành phố ngày càng tăng.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra những thế mạnh và những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, từ cơ sở vật chất, công tác quản lý, chất lượng đội ngũ đến công tác dạy và học… Từ đó, đưa ra những phương hướng phát triển giáo dục phù hợp cho huyện trong thời gian tới.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mỹ Đức Bạch Liên Hương nhận định: Buổi làm việc thể hiện sự quan tâm của Thành phố tới công tác giáo dục của Mỹ Đức, đồng thời cũng giúp làm rõ hơn bức tranh chân thực về giáo dục của huyện. Là một huyện khó khăn của Hà Nội nên giáo dục của huyện còn nhiều hạn chế. Thời gian tới, Mỹ Đức sẽ quan tâm hơn tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ; chăm lo nâng cao cơ sở vật chất; đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục… |
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng, những kết quả về giáo dục và đào tạo mà huyện Mỹ Đức đạt được đã cho thấy sự nỗ lực cố gắng lớn của huyện. Tuy nhiên so với mong muốn của người dân và so với các địa phương khác thì Mỹ Đức cần quyết tâm và có nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị, thời gian tới, lãnh đạo huyện Mỹ Đức quan tâm tới quy hoạch mạng lưới trường học, tạo ra thế chủ động trong phát triển giáo dục; đồng thời sớm triển khai xây dựng mô hình trường chất lượng cao, quan tâm nâng cao số lượng học sinh học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó tăng cường các điều kiện để hoạt động giáo dục trong trường đạt hiệu quả hơn, cụ thể: Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học; quan tâm nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch cho học sinh; chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục...
Để làm được điều này thì ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức cần chủ động xây dựng môi trường giáo dục các trường đảm bảo dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, phát huy nội lực của các nhà trường và sự phối hợp của địa phương, phụ huynh; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là những yếu kém đã được các phòng chuyên môn của Sở chỉ ra trong buổi làm việc này.
Ngoài ra, huyện Mỹ Đức cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông trong giáo dục, tích cực giới thiệu những tấm gương tốt, mô hình hay, cách làm sáng tạo để tạo ra hiệu ứng tốt, từ đó giúp xã hội hiểu hơn về công tác giáo dục của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08