--> -->

Phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh các cấp, các ngành, doanh nghiệp, các địa phương phải cố gắng, nỗ lực, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa phát triển ngành du lịch; định hướng "cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần chứ không chỉ cái chúng ta sẵn có".
Hội An tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn chào năm mới 2023 Phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam "đi trước, về sau" trong phục hồi du lịch quốc tế

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trong một buổi sáng làm việc tập trung, hiệu quả, Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến rất tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm, sát thực tế về tình hình phát triển du lịch nói chung và thu hút khách quốc tế vào Việt Nam nói riêng; đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến khả thi nhằm đẩy nhanh việc phục hồi toàn diện ngành du lịch; đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển du lịch trong bối cảnh mới.

Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết du lịch Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu quốc tế. Việt Nam đã từng được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá là một trong 10 nước có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Du lịch Việt Nam đã tạo dựng được một số thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế, chất lượng và tính chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch toàn cầu trong đó có Việt Nam. Lượng khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế vào Việt Nam và doanh thu du lịch đã sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo nhiều đứt gãy, gián đoạn trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 3.500 lượt khách.

Phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Cùng với những yếu tố tích cực từ công tác phòng, chống dịch, từ ngày 15/3/2022, Việt Nam đã chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch trên tinh thần "thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Nhờ đó, hoạt động du lịch đã khôi phục trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa diễn ra sôi động tại nhiều địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch quốc tế vẫn khôi phục chậm. Trong khi đó, nhiều thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Âu... đã dần dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, khởi động nhiều chính sách để khai thông hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế.

Cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ý kiến của các đại biểu; giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu nghiêm túc các ý kiến xác đáng; nghiên cứu, sớm hoàn thiện và trình ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cụ thể hóa Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đón 2,9 triệu khách quốc tế (tăng 21,1 lần so cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19). Trong số 2,9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng năm 2022 thì có 2,7 triệu khách du lịch (chiếm 93,1%).

Tính chung cả năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, bằng 70% so chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Trong khi đó, khách nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn gấp rưỡi so mục tiêu đặt ra 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019).

Thủ tướng cho rằng, trước đại dịch, du lịch Việt Nam cũng chưa có khả năng cạnh tranh cao, sau đại dịch lại chưa có đột phá do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đại dịch Covid-19 tác động, gây hậu quả tới nhiều ngành, nhiều nghề nhưng ngành du lịch chịu tác động nặng nề hơn.

Do đó, các cấp, các ngành, doanh nghiệp, các địa phương phải cố gắng, nỗ lực, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa, thay đổi cách tư duy, tiếp cận mới trong xử lý các vấn đề cụ thể, sát điều kiện Việt Nam và tình hình thế giới hiện nay. Thủ tướng nhấn mạnh định hướng "cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần chứ không chỉ cái chúng ta sẵn có".

Đồng thời, xác định phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Phát triển ngành du lịch những năm tới đây theo tinh thần tạo đột phá, phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, phát triển du lịch xanh, bền vững. Phát triển du lịch Việt Nam phải đặt trong tổng thể phát triển du lịch của thế giới và khu vực.

Phát triển du lịch luôn gắn với kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, truyền thống dân tộc, đất nước, con người Việt Nam; với bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam; phải kiên định mục tiêu nhưng hết sức linh hoạt, thích ứng, luôn đổi mới sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số, giải quyết các khó khăn, thách thức mới.

Định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử

Về những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trước hết, Thủ tướng yêu cầu quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về du lịch, nhất là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, từng năm và nhất là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, phát triển du lịch xanh và bền vững.

Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế. Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực… Đẩy mạnh xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để Việt Nam thực sự là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi, làm ấm lòng du khách, hài lòng chủ nhà.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định khuyến khích phát triển du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch cả nội địa và quốc tế, trong đó các vấn đề liên quan visa, thuế… việc nào thuộc thẩm quyền của các bộ thì chủ động triển khai, thuộc Chính phủ thì trình ngay, thuộc thẩm quyền Quốc hội thì khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Quốc hội.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực du lịch về hạ tầng, cơ sở vật chất, chi phí logistics, nhân lực, cách làm, tổ chức các tuyến du lịch... cơ cấu lại các hoạt động du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những biến động trên thị trường du lịch thế giới. Xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch mới, độc đáo trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ.

Phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam
Toàn cảnh Hội nghị.

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại, lưu trú cho khách du lịch quốc tế. Tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới, trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.

Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thông tin, truyền thông, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam tới bạn bè, du khách quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là ở những vùng có tiềm năng, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không…

Chủ động tham gia và có sáng kiến hình thành các nhóm hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các quốc gia, các điểm đến trong khu vực ASEAN, châu Á-Thái Bình Dương. Phối hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân Việt Nam, các kênh ngoại giao… nhằm quảng bá, phát triển du lịch.

Phục hồi nhanh và phát triển bền vững du lịch gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, các nền tảng số kết nối hệ thống thông tin cho công tác hoạch định chính sách và điều hành, quản lý nhà nước và phục vụ doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc tế. Các tập đoàn lớn về viễn thông, công nghệ thông tin phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các doanh nghiệp du lịch theo cơ chế thị trường trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các chương trình đào tạo nhân lực bài bản hơn nữa.

Thủ tướng cho rằng, để du lịch thực sự là ngành mũi nhọn, ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, sự hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và luôn làm mới chính mình của các doanh nghiệp. Tăng cường công tác truyền thông chính sách về phát triển du lịch, các bộ, ngành, cơ quan chủ động hơn nữa trong cung cấp thông tin.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 (Regeneron ISEF 2025), diễn ra từ ngày 11 - 16/5 tại Columbus (Ohio, Hoa Kỳ) khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ.
Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục nghìn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được nhiều tầng lớp Nhân dân quan tâm góp ý. Nhiều luật sư, luật gia Thủ đô, với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp... đã nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực.
Ruud thừa nhận: "Sinner đơn giản ở đẳng cấp khác" sau trận thua trắng tại Rome Masters

Ruud thừa nhận: "Sinner đơn giản ở đẳng cấp khác" sau trận thua trắng tại Rome Masters

Trong một trận tứ kết được kỳ vọng sẽ là màn thư hùng hấp dẫn giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới, Jannik Sinner đã không để lại bất kỳ nghi ngờ nào về ngôi vị số 1 của mình khi đè bẹp Casper Ruud với tỷ số choáng váng 6-0, 6-1. Trong vỏn vẹn 63 phút, sân trung tâm của Rome Masters 2025 chứng kiến một màn trình diễn siêu hạng của tay vợt người Ý - một minh chứng rằng anh đang ở đẳng cấp "next-level".
Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Nam chính thức “cấm cửa” Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (Cienco4) thời gian 4 năm liền không được tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Hà Nam và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Al Nassr hòa đau Al Taawoun và hết cơ hội dự AFC Champions League

Al Nassr hòa đau Al Taawoun và hết cơ hội dự AFC Champions League

Thiếu vắng Cristiano Ronaldo, Al Nassr thể hiện bộ mặt thiếu sức sống và bị Al Taawoun cầm hòa 1-1 ngay trên sân nhà. Trận hòa này chính thức dập tắt hy vọng giành vé dự AFC Champions League mùa giải 2025/26 của đội bóng áo vàng, đồng thời đẩy họ lún sâu hơn vào chuỗi thất vọng toàn diện ở mùa giải năm nay.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 66/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc địa bàn xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối ngày 15/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Lễ hội Làng Sen năm 2025 chính thức khai mạc với Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”.
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao Công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 15/5, tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động