--> -->

Phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam "đi trước, về sau" trong phục hồi du lịch quốc tế

Tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu trăn trở trong khi du lịch nội địa phục hồi mạnh, số lượng du khách vượt kế hoạch đề ra thì du lịch quốc tế vẫn có điểm nghẽn. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam lại "đi trước, về sau" trong phục hồi du lịch quốc tế.
Du lịch Việt trở lại ấn tượng, tìm kiếm những đột phá Hội An tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn chào năm mới 2023

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan. Dự tại các điểm cầu Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm tê liệt hoạt động du lịch toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, lĩnh vực du lịch thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử và phải mất 2-4 năm mới có thể lấy lại đà tăng trưởng bằng mức trước dịch. Đối với Việt Nam, ngành du lịch chưa bao giờ chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này.

Trước tác động nặng nề đó, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách để ngành du lịch sớm phục hồi, tăng cường thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cụ thể, Việt Nam đã mở cửa du lịch từ 15/3/2021, trước nhiều nước trong khu vực, đồng thời khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh; không yêu cầu có chứng nhận tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, dừng việc khai báo y tế với Covid-19 đối với người nhập cảnh từ ngày 27/4/2022, không phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 trước khi nhập cảnh từ ngày 15/5/2022; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam với các hình thức phong phú, đa dạng, nhất là trên các nền tảng số…. Ở trong nước, đã có nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt hại cho các doanh nghiệp và người lao động ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và nỗ lực của toàn ngành du lịch, thị trường du lịch đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa.

Hoạt động du lịch tại các trung tâm du lịch trọng điểm diễn ra sôi động với nhiều sự kiện du lịch nổi bật, có sức lan tỏa, khởi sắc. Nhiều địa phương ghi nhận lượng khách tăng vượt bậc so với năm 2021. Nhiều hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh/thành phố được triển khai hiệu quả, tạo tiền đề cho việc hình thành, khai thác các sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng, góp phần phục hồi ngành du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành đã bắt đầu quay lại thị trường; mở thêm nhiều dịch vụ, tăng kế hoạch kinh doanh hè (tăng thêm khoảng 20%) để đáp ứng nhu cầu của du khách; nhiều doanh nghiệp đã đạt gần 70% kế hoạch kinh doanh của cả năm. Trong khi đó, hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước đã hoạt động trở lại bình thường...

Các hãng hàng không đã mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới: Vietjet Air đã mở thêm 22 đường bay quốc tế mới; Bamboo Airways tính đến thời điểm này đang khai thác 25 đường bay; Vietnam Airlines đã mở lại tất cả các đường bay quốc tế so thời điểm trước dịch trừ Moscow (Nga), Rangoon (Myanmar), mở thêm đường bay đi San Fransisco (Mỹ) và Ấn Độ.

Các đường bay nội địa tới một số địa bàn du lịch trọng điểm như: Phú Quốc, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang... đều tăng cao, mỗi ngày có hàng chục chuyến. Các chặng còn lại như Thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội tới Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn... giá vé cao điểm hè cũng tăng hơn 20% so với các tháng trước đó…

Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn hạn chế do nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đón 2,9 triệu khách quốc tế (tăng 21,1 lần so cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19). Trong số 2,9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng năm 2022 thì có 2,7 triệu khách du lịch (chiếm 93,1%).

Tính chung cả năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, bằng 70% so chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Trong khi đó, khách nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn gấp rưỡi so mục tiêu đặt ra 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, vượt hơn 23% so kế hoạch năm 2022 và bằng 66% so năm 2019.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu trăn trở: Việt Nam mở cửa nền kinh tế sớm so các nước khác khi vẫn còn đang dịch Covid-19; ngay sau đó, chúng ta quyết định tổ chức SEA Games 31, mở cửa du lịch… Đến nay, chúng ta thấy chủ trương này là hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, trong khi du lịch nội địa phục hồi mạnh, số lượng du khách vượt kế hoạch đề ra thì du lịch quốc tế vẫn có điểm nghẽn.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích nguyên nhân tại sao Việt Nam lại "đi trước, về sau" trong phục hồi du lịch quốc tế.

"Do cơ chế hay cách làm? Do tổ chức thực hiện hay các bộ, ngành chưa làm đầy đủ trách nhiệm? Các doanh nghiệp đã làm gì? Đã đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực du lịch chưa? Sản phẩm du lịch có nhiều đổi mới sáng tạo chưa? Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã đưa vào ngành du lịch chưa? Công tác truyền thông, quảng bá du lịch đã xứng tầm chưa?", Thủ tướng đặt vấn đề.

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kinh tế xanh, phát triển bền vững. Việt Nam là đất nước đặt trưng, có nền văn hoá đặc sắc, có nhiều di sản. Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề là chúng ta có quyết tâm khôi phục ngành du lịch, tạo sự phát triển đột phá trong năm 2023 hay không với việc thu hút khách du lịch quốc tế, lấy văn hoá làm nền tảng thúc đẩy phát triển du lịch.

Thủ tướng mong các đại biểu cùng suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy phát triển du lịch nói chung, thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong thời điểm sôi động của du lịch quốc tế dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch, đồng thời bàn giải pháp lâu dài, căn cơ để phát triển ngành du lịch bền vững trong tương lai.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Parma vs Napoli: Cuộc chiến sống còn tại Tardini

Nhận định Parma vs Napoli: Cuộc chiến sống còn tại Tardini

Cuộc đối đầu giữa Parma và Napoli tại vòng 37 Serie A, diễn ra vào lúc 01h45 ngày 19/5 trên sân Ennio Tardini, là trận cầu mang tính sống còn cho cả hai đội. Dù đang ở hai đầu bảng xếp hạng, nhưng điểm chung của họ là khát khao giành trọn 3 điểm: Napoli để nuôi hy vọng vô địch, Parma để níu giữ hy vọng trụ hạng.
Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Tỷ giá USD hôm nay (17/5): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,10%, đạt mức 100,98.
Giá xăng dầu hôm nay (17/5): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (17/5): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (17/5), giá dầu tăng nhẹ và đang trên đà ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, nhờ tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan phần nào bị kiềm chế bởi triển vọng nguồn cung tăng lên từ Iran và liên minh OPEC+.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 66/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc địa bàn xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Cucurella hóa người hùng, Chelsea đánh bại MU để giữ chắc vé dự Champions League

Cucurella hóa người hùng, Chelsea đánh bại MU để giữ chắc vé dự Champions League

Marc Cucurella bất ngờ trở thành người hùng với pha lập công duy nhất giúp Chelsea vượt qua Manchester United với tỷ số 1-0 ở vòng 37 Ngoại hạng Anh. Chiến thắng này không chỉ giúp đội chủ sân Stamford Bridge tiến sát tấm vé dự Champions League, mà còn tiếp tục đẩy MU lún sâu vào một mùa giải được xem là tệ nhất trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh.
Hoffenheim vs Bayern Munich: Cơ hội để tự quyết định tấm vé trụ hạng

Hoffenheim vs Bayern Munich: Cơ hội để tự quyết định tấm vé trụ hạng

Vào lúc 20h30 ngày 17/5, vòng đấu cuối cùng của Bundesliga mùa giải 2024/25 sẽ chứng kiến cuộc chạm trán giữa Hoffenheim và nhà đương kim vô địch Bayern Munich tại sân PreZero Arena. Trong khi Bayern đã hoàn thành mục tiêu, đây là trận đấu mang ý nghĩa sống còn để Hoffenheim tự quyết định tấm vé trụ hạng của mình.
3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, để tiến tới thực hiện mục tiêu miễn viện phí toàn dân thì vấn đề nguồn lực tài chính là yếu tố then chốt. Để thực hiện được mục tiêu này cần huy động nguồn lực tài chính từ Bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 66/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc địa bàn xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối ngày 15/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Lễ hội Làng Sen năm 2025 chính thức khai mạc với Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”.
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao Công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 15/5, tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động