--> -->

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề

Từ xưa đến nay, Hà Nội được mệnh danh là “đất trăm nghề”, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, phát triển du lịch nông nghiệp được kỳ vọng là hướng đi góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân…
Xã hội hóa phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội đề nghị phủ sóng wifi cho các khu công nghiệp, khu du lịch, làng nghề

Những hướng đi mới

Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 20km về phía Nam, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) là một vùng đất cổ, ngày nay được biết đến là “làng du lịch”. Về thăm xã Hồng Vân những ngày giữa tháng 3/2022, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự thay đổi của miền quê nơi đây. Những tuyến đường khang trang, rộng đẹp được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Thảm hoa, cây xanh phủ bóng ven những con đường, ngõ xóm dẫn vào khu dân cư, hiếm khi bắt gặp rác thải bị vứt bỏ ven đường.

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề
Khu vực chợ đêm xã Hồng Vân, không gian đi bộ là một trong những điểm đến thú vị dành cho khách du lịch. Ảnh: K.Tiến

Ngoài thế mạnh trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng rau màu, Hồng Vân còn có nhiều tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp gắn với làng nghề sinh vật cảnh. Năm 2018, Hồng Vân được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề. Những năm qua, nhờ chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, di tích lịch sử được trùng tu, nâng cấp… là tiền đề để thu hút du lịch.

Hiện nay, các sản phẩm du lịch nổi bật của xã như: các sản phẩm nông sản, hoa cây cảnh, dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, làng nghề, nông nghiệp… Xã cũng đã tổ chức phát động, thực hiện tốt hai phong trào: Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp và xây dựng người Hồng Vân thân thiện - mến khách. Trên cơ sở phát triển du lịch, tại xã Hồng Vân, nhiều nông dân đã có những hướng đi mới trong việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch và sản phẩm làng nghề. Nhờ chủ trương chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là du lịch đã giúp đời sống người dân trong xã luôn ổn định.

Mới đây, Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng với mong muốn đưa du lịch nông thôn trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn giai đoạn mới. Mục tiêu đề ra là đến năm 2025 phải hoàn thành quy hoạch mạng lưới điểm du lịch nông thôn, ít nhất có 200 dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được công nhận đã đạt tiêu chuẩn OCOP (tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm áp dụng cho 6 ngành hàng gắn với nông nghiệp trong đó có dịch vụ du lịch nông thôn) từ 3 “sao” trở lên, và có ít nhất 10% sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ngoài ra, phải có ít nhất 50% làng nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn.

Đơn cử, anh Phạm Văn Quỳnh, một nông dân trên địa bàn xã đã phát triển khu nông trại giáo dục Làng quê Việt (Việt Village). Đây được đánh giá là mô hình làm kinh tế thú vị. Nông trại có quy mô được phân thành các khu vườn cây, ao cá, đồng ruộng hợp lý. Hiện khu nông trại giáo dục có nhiều chương trình vui chơi cho các em nhỏ gồm trồng cây, bắt cá, cấy lúa, thăm đồng, chăm sóc vật nuôi… Bắt đầu đón khách từ cuối năm 2012 đến nay, nông trại đón hàng vạn lượt khách, chủ yếu là các em học sinh đi dã ngoại để trải nghiệm thực tế về đời sống ở làng quê.

Tương tự, tại huyện Ba Vì, từ năm 2008 đến nay, Trang trại Đồng quê Ba Vì đã thí điểm thực hiện xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp mang tính gợi mở tại vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Trang trại đã tiến hành các hoạt động nông nghiệp để kết nối cộng đồng du lịch trong và ngoài vùng Ba Vì. Đó là xây dựng các tour du lịch nông nghiệp, đóng góp vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (có sự giao thoa Kinh, Mường, Dao), không gian cộng đồng nông nghiệp truyền thống và các sản vật gốc thiên nhiên.

Quyết tâm để phát triển

Có thể thấy, nhiều năm trở lại đây, du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đã trở thành lợi thế đối với nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội. Thành phố cũng đã hình thành được nhiều điểm du lịch ở nông thôn như: Khu thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức); làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); các mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp như: Trang trại Dê Trắng, trang trại Đồng Quê Ba Vì (huyện Ba Vì); Khu du lịch sinh thái Bản Rõm, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn)… Bên cạnh đó, Hà Nội còn sở hữu nhiều làng nghề nổi tiếng cũng là lợi thế để xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có thể kể đến như: Làng nghề thêu ở xã Tuy Lai; nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá (Mỹ Đức); nghề mây, tre, giang đan ở Phú Nghĩa (Chương Mỹ)...

Trên thực tế, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc phát triển du lịch nông thôn vừa giảm áp lực cho các điểm du lịch trong khu vực nội đô, vừa tạo cơ hội việc làm cho người dân vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy phát triển cộng đồng, gắn kết xã hội. Đồng thời tác động tích cực tới nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, như: Thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan nông thôn… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề ở ngoại thành Hà Nội vẫn cần thêm các chính sách hỗ trợ phát triển.

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề
Xã Hồng Vân được coi là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ven đô.

Mới đây, nhằm phát triển du lịch một cách bền vững, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn này mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Mỗi huyện, thị xã có tiềm năng xây dựng ít nhất một mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể nông dân -hợp tác xã - hộ kinh doanh - doanh nghiệp. Thành phố sẽ triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, Thành phố cũng sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây.

Hy vọng thời gian tới với nỗ lực thay đổi về tư duy, chiến lược, cách làm, du lịch nông thôn sẽ có các bước đi ngoạn mục trong nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều xã, huyện của Thủ đô, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Xem thêm
Phiên bản di động