Phát triển đối tượng tham gia BHXH: Thu hút từ lợi ích thiết thực
85% các đơn vị thực hiện giao dịch BHXH qua hồ sơ điện tử | |
Không để người lao động nào bị nợ, quỵt đóng BHXH |
Cơ chế kiểm soát còn nhiều bất cập
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước mới có hơn 13.400.000 người tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện (chiếm 24% lao động), trong khi đó Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2020, nước ta phải đạt được 50% lực lượng LĐ tham gia loại hình BHXH này.
Tham gia BHXH, NLĐ sẽ đảm bảo lương hưu, chế độ khám chữa bệnh BHYT và nhiều quyền lợi khác. Ảnh: L.N |
Mặc dù Luật BHXH năm 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH, Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho các đối tượng, tuy nhiên, nhiều người dân chưa mặn mà với việc tham gia BHXH.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 22/8, ông Đỗ Ngọc Thọ- Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam cho biết: Tính đến hết tháng 6/2017 cả nước có 13,17 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016; số người tham gia BH tự nguyện là 241.000 người (tăng 25,8% so với cùng kỳ 2016).
“Kết quả trên chưa đạt kỳ vọng của chính sách, đặc biệt so với mục tiêu mà Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đặt ra là 50% số LĐ làm công, hưởng lương được tham gia BHXH còn khoảng cách rất xa. Để hoàn thành mục tiêu, cần sự vào cuộc và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị”, ông Đỗ Ngọc Thọ khẳng định.
Về nguyên nhân, theo ông Đỗ Ngọc Thọ, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức diễn ra chậm nên số người lao động (NLĐ) có quan hệ lao động không tăng nhiều.
Vì điều kiện khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến việc cắt giảm LĐ. Số lượng doanh nghiệp tăng mới cũng nhiều, nhưng quy mô nhỏ nên số lượng LĐ được sử dụng còn ít. Đặc biệt, do ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận chủ sử dụng LĐ còn kém, trong khi cơ chế để kiểm soát, cưỡng chế việc thực hiện còn nhiều bất cập.
Hiện nay chúng ta không quản lý được việc khai trừ LĐ của các doanh nghiệp dẫn đến chúng ta không nắm được số NLĐ nằm trong diện bắt buộc tham gia BHXH để làm cơ sở đôn đốc đăng ký tham gia.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Ngọc Thọ cho rằng, công tác thanh, kiểm tra của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội chưa được thường xuyên, liên tục vì nguồn lực mỏng. Ngành BHXH, mặc dù mới được giao chức năng thanh tra, nhưng trong thời gian đầu thực hiện cũng chưa được nhiều, do đó, cơ chế cưỡng bức, ràng buộc chủ sử dụng LĐ tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ chưa được nhiều. Về phía NLĐ, một số NLĐ vì mưu sinh trước mắt nên không dám đấu tranh đòi quyền lợi tham gia BHXH cho mình.
Đồng tình với những lý giải về nguyên nhân trên, ông Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng: Số lượng người tham gia BHXH có tăng lên, nhưng không tăng nhiều và bền vững. Bởi trên thực tế, có những người đã hưởng BHXH rồi, nhưng do điều kiện làm việc thay đổi, khi rút khỏi thị trường lao động, họ muốn nhận BHXH 1 lần.
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mỗi năm có khoảng 600.000-700.000 người rút khỏi BHXH, do đó số lượng người tham gia BHXH tăng lên hàng năm nếu trừ đi số LĐ đã nhận BHXH 1 lần thì số tăng thực không đáng kể.
Phân tích thêm về nguyên nhân, ông Vũ Quang Thọ cho biết, qua khảo sát và thăm dò ý kiến từ NLĐ, điều khiến họ ngần ngại lớn nhất là tỷ lệ đóng BHXH còn cao. Đặc điểm của CNLĐ làm công ăn lương, thu nhập với họ rất quan trọng, chỉ cần hơn kém nhau 10.000 đồng, NLĐ đã có thể cân nhắc việc chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
“Qua khảo sát của Viện, NLĐ cho rằng mức đóng 22% vào Quỹ BHXH là cao. Bên cạnh đó những người tham gia BHXH thường không muốn kéo dài thời gian đóng BHXH, họ chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, thế nên mới có chuyện gần 10.000 người kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ muốn thanh toán BHXH 1 lần. Đây là câu chuyện rất xót xa”, ông Thọ cho biết thêm.
Không nên cưỡng chế bằng chỉ tiêu
Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam Đỗ Ngọc Thọ cho biết: Để phát triển đối tượng tham gia BHXH đạt được chỉ tiêu Chính phủ đề ra, ngành BHXH đang phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và một số bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Đề án giao chỉ tiêu phát triển đối tượng cho các địa phương.
BHXH Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế xác định số LĐ đang làm việc tại doanh nghiệp có đóng thuế; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người sử dụng LĐ thấy được trách nhiệm pháp lý của mình trong việc tham gia BHXH cho NLĐ và bản thân NLĐ biết, hiểu rõ hơn quyền lợi khi tham gia BHXH.
Bày tỏ quan điểm về giải pháp trên, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Vũ Quang Thọ cho rằng: Không nên giao chỉ tiêu có tính chất bắt buộc mà nên bằng các chính sách thu hút, động viên để người dân tự nguyện tham gia, trong đó, giải pháp tuyên truyền là quan trọng: Tuyên truyền cho chính quyền, cho người dân, để mọi người hiểu rõ BHXH là lưới đỡ an sinh xã hội, chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước.
“Cần thay đổi ý thức, quan niệm của NLĐ cũng như người dân từ việc “phải” tham gia BHXH sang “được” tham gia BHXH, phân tích cho người dân thấy rõ tham gia BHXH là hình thức tiết kiệm, nhưng an toàn, hiệu quả bền vững. Với doanh nghiệp, làm sao để chủ sử dụng LĐ hiểu rằng, tham gia BHXH cho NLĐ là bảo vệ NLĐ và đó cũng chính là bảo vệ mình bởi nếu NLĐ được quan tâm, đảm bảo quyền lợi, họ sẽ quay lại phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành BHXH cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Chỉ khi người dân thấy được lợi ích thực sự có được từ BHXH họ sẽ tự nguyện tham gia”, ông Vũ Quang Thọ nhấn mạnh.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
Tin khác
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng
Đời sống 26/01/2025 06:26
Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết
Đời sống 25/01/2025 18:28
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16