-->

Phát triển công nghiệp Y tế

(LĐTĐ) Trong khi lương, thu nhập, phụ cấp cho đội ngũ Y tế không tăng thì chi phí khám, chữa bệnh, điều trị của người dân ngày một tăng. Nguyên nhân sâu xa vì chúng ta chưa tự chủ được các loại thuốc đặc trị và hệ thống máy móc dùng cho việc khám, điều trị bệnh.
Bộ Y tế: Thuốc Tamiflu chỉ sử dụng cho bệnh nhân nhiễm cúm có biến chứng hoặc yếu tố nguy cơ Xem xét mức hỗ trợ y, bác sĩ và nhân viên y tế tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội
Phát triển công nghiệp Y tế
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, dư luận cũng như nhiều chuyên gia đã chỉ ra những bất cập trong hệ thống Y tế mà tân quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phải đối diện, đó là: Tình trạng thiếu thuốc và các thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân do “nút thắt” từ cơ chế đấu thầu; hệ thống bệnh viện tuyến Trung ương quá tải vì chất lượng y, bác sĩ không đồng đều giữa tuyến huyện, tỉnh, Trung ương; tình trạng bác sĩ bệnh viện công “nhảy việc” sang bệnh viện tư hoặc xin thôi việc ngày một gia tăng, trong khi các loại dịch bệnh có nguy cơ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều… Đúng, đây là những vấn đề của thời hiện tại và đã tìm lời giải ở thì quá khứ nhưng chưa hiệu quả, song dù sao cũng đã có “phom” để tiếp tục tìm lời giải cho thì hiện tại lẫn tương lai.

Điều mà chúng ta quan ngại hơn, chính là “chỉ số” giá khám, chữa bệnh tại hệ thống bệnh viện cả công lẫn tư ngày một tăng cao, khiến sức chịu đựng của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo ngày thêm “đuối”. Và ở góc độ vĩ mô, nếu xét sâu xa, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng vì một lượng ngoại tệ rất lớn phải chi cho việc nhập khẩu thuốc và các trang thiết bị y tế.

Có người nói rằng, chúng ta đang thực hiện mục tiêu “phủ kín” bảo hiểm y tế toàn dân, cạnh đó còn có chính sách đối với người nghèo, người có công, người cao tuổi khi đi khám, điều trị bệnh tại hệ thống bệnh viện công, thì giá thuốc có cao, chi phí từ phí dịch vụ khám, chữa từ những thiết bị hiện đại cũng do bảo hiểm chi trả, đâu có ảnh hưởng mấy đến người khám, điều trị bệnh. Thưa rằng, bảo hiểm chỉ cho trả phần nào (theo luật định), còn các thuốc đặc trị, hay xét nghiệm, chiếu chụp trên hệ thống công nghệ cao, người dân phải chi tiền hoặc trả một phần tiền!

Theo thống kê, chỉ riêng thuốc chữa bệnh, năm 2020 chúng ta phải nhập khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Cạnh đó, có đến gần 90% thiết bị y tế dùng cho viêc khám, điều trị bệnh chủ yếu tập trung ở các thiết bị chẩn đoán hình ảnh (X-quang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị phòng mổ, theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xét nghiệm, xử lý chất thải Y tế... cũng phải nhập khẩu với giá trị năm sau cao hơn năm trước, tính trung bình cũng từ 950 triệu-1,1 tỷ USD/năm (khoảng 23 nghìn tỷ đồng). Với một đất nước, có quy mô GDP chưa cao, việc chi hàng tỷ USD nhập khẩu thuốc, thiết bị Y tế là rất lớn.

Trong một thế giới toàn cầu hòa và độ mở về hội nhập kinh tế, đầu tư của Việt Nam ở mức độ rất cao thì chuyện ứng dụng, nhập những loại thuốc, trang thiết bị y tế tốt nhất, hiện đại nhất cho việc khám, chữa bệnh của nhân dân là đương nhiên. Nhất là trong bối cảnh trong nước không và chưa thể sản xuất được. Tuy vậy, cũng đã đến lúc các cơ quan hoạch định chính sách về Y tế và công nghiệp phải nhìn lại.

Với ngành công nghiệp dược, là nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất hợp cho việc trồng các loại cây dược liệu. Chúng ta đã nói, đề cập, khởi xướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Các loại thuốc đặc trị, các đơn vị (từ khâu nghiên cứu đến sản xuất) chưa làm được, hầu hết phải nhập khẩu với giá thành cao. Nền công nghiệp Y tế để sản xuất được các thiết bị có hàm lượng công nghệ và chất xám cao…nhằm thay thế hàng nhập khẩu vốn quá đắt đỏ vẫn chưa xuất hiện. Trong khi, trừ các doanh nghiệp trong lĩnh vực Y tế, chúng ta đã manh nha xuất hiện các tập đoàn hướng về công nghệ cao như FPT, Viettel hay Vingroup.

Vẫn biết sản xuất biệt dược và chế tạo công nghệ hiện đại phục vụ ngành Y là khó, nhưng không phải khó mà không làm. Nếu nền tảng khoa học, kỹ thuật chưa cao, chúng ta có thể tiến hành liên doanh, liên kết trong sản xuất, nghiên cứu với các đối tác hàng đầu của Israel, Nhật Bản, Pháp hay Hoa Kỳ để sản xuất thuốc và thiết bị Y tế như kiểu VinFats sản xuất xe hơi, rồi tiến tới làm chủ công nghệ.

“Vạn sự khởi đầu nan”, hy vọng với kiến thức chuyên sâu về kinh tế, tân quyền Bộ trưởng Y tế bên cạnh việc “khỏa lấp” những bất cập của hiện tại như đề cập ở trên, sẽ có những tham mưu đột phá chiến lược để xây dựng nền công nghiệp Y tế Việt Nam phát triển xứng tầm.

L.Hà

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động