-->

Phát huy giá trị của Bảo tàng Báo chí Việt Nam

(LĐTĐ) Sau 5 năm thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình khi tái hiện một cách sinh động quá trình phát triển nền báo chí Việt Nam qua các thời kỳ, thu hút được sự quan tâm của công chúng yêu báo chí.
Hội Nhà báo Việt Nam: Một đội ngũ cách mạng, một sứ mệnh vẻ vang Bảo tàng Báo chí Việt Nam: 5 năm thành lập với nhiều kết quả ấn tượng, tự hào

Quy tụ hơn 35.000 tài liệu, hiện vật

Ngày 16/8,Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Bảo tàng (2017-2022) và tọa đàm khoa học “Bảo tàng Báo chí Việt Nam - định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Phát huy giá trị của Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Các đại biểu thăm quan một trưng bày do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức.

Tại Toạ đàm, nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - Cố vấn Bảo tàng Báo chí Việt Nam đánh giá: Thật đáng tự hào là sự xuất hiện của một Bảo tàng diện mạo như bây giờ đã diễn ra trong một khoảng thời gian không dài trong 5 năm, với nguồn kinh phí vừa phải, số lượng cán bộ ít ỏi, không chuyên, nhưng họ giàu sự nhiệt huyết và sức sáng tạo. Đó là thành tựu lớn của Hội Nhà báo Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, ngày 14/1/2021, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì “đã có thành tích trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo chí Cách mạng Việt Nam”, một vinh dự hiếm một cơ quan mới xuất hiện nào có được.

Thật vậy, sau 5 năm thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã đón hơn 18.000 lượt khách thăm là đại diện các tầng lớp nhân dân, các thế hệ nhà báo, sinh viên báo chí, các vị khách trong và ngoài nước, trong đó có đại sứ và cán bộ sứ quán các nước Anh, Mỹ, Canađa, Nga… Tới đây, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước di sản to lớn của nền báo chí Việt Nam được sưu tập và được chiêm ngưỡng những tờ báo, tờ tạp chí cũ kỹ thời xa xưa, nghe tên thấy vừa lạ vừa quen, những hiện vật, công cụ tác nghiệp của các thế hệ nhà báo trưng bày rất ấn tượng theo cách hiện đại, tái hiện một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc.

Ví như, những số Gia Định báo đầu tiên cũng như những tờ báo ra đời cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cho thấy ngôn ngữ báo chí tiếng Việt lúc bấy giờ có thể khác với hiện nay đôi chút, nhưng không hề xa lạ với độc giả báo chí hiện đại. Kỹ thuật in ấn, nét chữ tiếng Việt lúc đó đã rất sắc nét, rõ ràng, hiện đại và chứa đựng nhiều thông tin. Có thể nói rằng kỹ thuật viết báo hồi đó cũng đã hiện đại, cung cấp đầy đủ những yếu tố thông tin người đọc cần biết. Hay tờ báo Cứu Quốc số ra tháng 4/1950 đăng đầy đủ những thông tin quý giá về sự ra đời của Hội những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

Đến nay, kho cơ sở dữ liệu của Bảo tàng đang lưu giữ và bảo quản hơn 35.000 tài liệu hiện vật. Đó là thành quả sau 15 cuộc vận động hiến tặng, những chuyến đi sưu tầm trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước.Ngoài ra, đã có 20 cuộc trưng bày chuyên đề và tọa đàm khoa học về báo chí đã được tổ chức tại Bảo tàng và lưu động ở các địa phương khác như ở Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Trị, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...

Bản thân tôi là người được giao trách nhiệm thúc đẩy sự ra đời của Bảo tàng Báo chí Việt Nam giai đoạn đầu cũng không thể nghĩ rằng Bảo tàng của chúng ta ra đời và phát triển thành công đến thế: Nhanh về tốc độ triển khai, chất lượng về nội dung trưng bày, phong phú, đa dạng về tư liệu hiện vật, và khá hiện đại về phong cách thể hiện”, nhà báo Hà Minh Huệ cho biết.

Tầm nhìn đến năm 2050

Bàn về tương lai của Bảo tàng trong những năm tới, và tầm nhìn đến năm 2050, đã có nhiều ý kiến, tham luận, những đóng góp cụ thể và xác đáng của các chuyên gia về báo chí, bảo tàng học, các vị cố vấn tâm huyết của Bảo tàng. Nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Cố vấn Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: “Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số. Nhiều bảo tàng trước đây hoạt động rất tốt nhưng thời gian qua lượng khách đang giảm dần. Hiện Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã bước đầu sử dụng công nghệ thông tin để bổ sung tư liệu cho các gian trưng bày, giúp người xem có thêm nguồn tra cứu tư liệu về một số nội dung trong các gian trưng bày.

Thời gian tới, Bảo tàng cần sớm có kho tư liệu số, có nhiều phương tiện công nghệ tại các gian trưng bày phục vụ công tác tra cứu của người xem, tiến tới xây dựng bảo tàng điện tử để công chúng ở bất kỳ nơi nào, kể cả ở nước ngoài, cũng có thể tiếp cận bảo tàng bằng thiết bị điện tử của mình”.

Tương tự, nhà báo Hà Minh Huệ cũng đồng quan điểm cần ứng dụng công nghệ trong phát triển Bảo tàng. Nhà báo Hà Minh Huệ chia sẻ: “Khi thăm một Bảo tàng ở Thủ đô Bắc Kinh, chúng tôi mê mệt với việc họ dùng kỹ thuật không gian 3 chiều, thực tế ảo và ánh sáng để tái tạo không gian rất hiệu quả, cuốn hút người xem. Lúc đó trong đầu chúng tôi có những phác họa sơ khai, mơ ước về một Bảo tàng Báo chí Việt Nam đi theo hướng hiện đại như thế. Do đó những người làm bảo tàng của Hội Nhà báo Việt Nam ngay từ bây giờ phải nghiên cứu, hình dung triển vọng phát triển chung trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của công nghệ thông tin, và sự thay đổi nhu cầu của con người theo đà phát triển của xã hội, để đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng”.

Còn theo Thạc sĩ Triệu Hiển - Nguyên giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trước mắt, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cần tổ chức thẩm định nội dung hiện vật, tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học cho những hiện vật mới sưu tầm chưa có đầy đủ hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý, như: Bản ghi chép hiện vật, Bản ghi chuyện kể, Giấy biên nhận, Biên bản giao nhận…

Đồng thời đăng ký các hiện vật ấy vào Sổ Đăng ký hiện vật bảo tàng (Sổ kiểm kê bước đầu) và Sổ phân loại hiện vật. Song song với việc hoàn thiện hồ sơ cho các hiện vật mới sưu tầm, thì công việc hoàn thiện hệ thống sổ sách kho bảo quản cho toàn bộ các hiện vật trong kho của Bảo tàng cũng là một công việc cần được ưu tiên trong thời gian gần nhất, để Bảo tàng Báo chí Việt Nam thật sự là nơi lưu trữ và nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động