Phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Phụ nữ Thủ đô hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường |
Phát biểu tại Lễ Phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Từ năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Kể từ đó đến nay, nhiều quốc gia trên thế gới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, đồng thời tăng cường tái chế, tái sử dụng tuần hoàn chất thải nhựa.
![]() |
Các đâị biểu tham dự sự kiện. (Ảnh: Thu Hường) |
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều này đã đặt ra thách thức trong thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời.
Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các cam kết hành động về bảo vệ môi trường, Việt Nam khẳng định chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, trong đó tập trung thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế ở phạm vi quốc gia về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất các sản phẩm nhựa.
![]() |
Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Hoàng Nam) |
Phát biểu hưởng ứng Lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết: Đây là hoạt động ý nghĩa bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển. Đường bờ biển dài 82km, 6 cửa lạch, hàng chục cảng cá... phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng... đây là sự kiện quan trọng giúp cộng đồng người dân và các tổ chức tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, hải đảo, vì một hành tinh xanh; phải coi đây là hành động thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Tại Lễ phát động, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, một đại dương khỏe mạnh, môi trường trong sạch sẽ là nguồn lực để phục hồi kinh tế xanh. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương.
Trước đó vài ngày, Việt Nam đã cùng với 180 quốc gia tham gia thảo luận về một hiệp ước toàn cầu có ý nghĩa lịch sử về ô nhiễm nhựa. Sử dụng biển và đại dương bền vững sẽ là chìa khóa phát triển tương lai bền vững của Việt Nam. GDP các ngành kinh tế biển của Việt Nam có thể tăng hơn 1/3 vào năm 2030.
![]() |
Chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương. (Ảnh: Thu Hường) |
Theo bà Ramla Khalidi, Việt Nam cần sớm ban hành Quy hoạch không gian biển, đây là điều kiện cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam, khi được hiện thực hóa có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch điện 8 và đạt được giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng chống chịu các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương; tất cả các bên liên quan cần cam kết và thực sự hành động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường...
Tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã kêu gọi các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã tặng hàng chục suất quà cho người nghèo tại Nghệ An; Báo Người ao động đã tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân biển của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Ban tổ chức Chương trình cũng trao tặng 10 túi thuốc và cờ Tổ quốc cho ngư dân biển tỉnh Nghệ An.
![]() |
Hưởng ứng Lễ phát động còn có các hoạt động cộng đồng như ra quân làm sạch bãi biển và trồng cây xanh ven biển (Ảnh: Hoàng Nam) |
Ngoài Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6)... còn có các hoạt động cộng đồng như ra quân làm sạch bãi biển và trồng cây xanh ven biển tại khu vực làng chài Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò.
Đây là các hoạt động khẳng định quyết tâm, tầm nhìn chiến lược nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển, kỳ vọng nền kinh tế biển xanh; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Mục tiêu Quy hoạch không gian biển Quốc gia Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến việc tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả, góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh từ biển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30