Phần mềm Zoom để lộ thông tin cá nhân hơn 500 nghìn tài khoản người dùng
![]() | Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn mạng lưới công nghệ thông tin |
![]() | Thiết lập các hệ thống quan trắc và giám sát an toàn thông tin mạng |
![]() | Thành lập Công ty An ninh mạng Viettel |
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin vừa ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom đã bị lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng. Trong đó, bao gồm email, mật khẩu, đường dẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.
Đại diện Cục An toàn thông tin nhận định, hiện nay Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC (Universal Naming Convention).
![]() |
Thông qua lỗ hổng, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp hoặc đánh cắp thông tin của người dùng. |
Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố mã lỗ hổng, trong đó có lỗ hổng chưa được nhà cung cấp xử lý triệt để, như CVE-2020-11500, CVE-2020-11469, CVE-2020-11470… với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.
Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.
Nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng, Cục An toàn thông tin vừa đưa ra khuyến cáo về phần mềm Zoom.
Cụ thể, các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước được khuyến cáo không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác, Cục An toàn thông tin cho rằng cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom cho các hoạt động học trực tuyến, trao đổi trực tuyến hoặc các tổ chức hội họp khác.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được khuyến nghị ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa do doanh nghiệp uy tín sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm do doanh nghiệp uy tín trong nước cung cấp như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa…
Riêng với các doanh nghiệp cung cấp phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa, Cục An toàn thông tin đề nghị phải trang bị đầy đủ các tính năng bảo mật cho phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho người sử dụng, có đội ngũ kỹ thuật để hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.
Đối với người sử dụng các phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa, văn bản cảnh báo của Cục An toàn thông tin nêu rõ, cần chú ý tải phần mềm tải phần mềm từ các nguồn chính thống, thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm. Không chia sẻ thông tin về phòng họp (ID, mật khẩu) để tránh các trường hợp bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại.
Bên cạnh đó, người dùng cần thiết lập các cấu hình bảo mật cao trên các phần mềm họp trực tuyến. Cụ thể, người dùng cần đặt mật khẩu phức tạp cho các buổi họp; kích hoạt chế độ xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng họp; thiết lập các tính năng quản lý việc chia sẻ màn hình trong buổi họp; hạn chế việc lưu lại nội dung buổi họp trong trường hợp không cần thiết.
Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, với những người dùng đã sử dụng phần mềm Zoom, cần thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụng chung mật khẩu với các tài khoản khác.
Trường hợp phát hiện nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, cần nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo cho Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Tin khác

Trải nghiệm giấc ngủ tương lai với công nghệ cảm biến cá nhân hóa
Công nghệ 14/04/2025 08:59

Tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VNeID
Công nghệ 09/04/2025 17:25

Máy in phun khô đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong công nghệ in siêu nhỏ
Công nghệ 09/04/2025 10:59

Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade
Ô tô 05/04/2025 21:15

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ
Ô tô 04/04/2025 07:21

Khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để đi taxi chất lượng cao
Ô tô 03/04/2025 16:39

Lượt tải ứng dụng ChatGPT vượt mốc 150 triệu: Cơn sốt tính năng "Images in ChatGPT"
Công nghệ 02/04/2025 20:16

Tủ lạnh Samsung biết “gọi điện thoại”: Khi AI biến nhà bếp thành trung tâm điều khiển thông minh
Công nghệ 02/04/2025 17:14

Ford triển khai chương trình Ford Ensure, nâng trải nghiệm hậu mãi cho khách hàng
Ô tô 02/04/2025 17:13

Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day
Công nghệ 29/03/2025 17:18