Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương trong quản lý đường sắt
Hà Nội chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến metro Văn Cao - Hòa Lạc Máy đào hầm Metro Nhổn - Ga Hà Nội thi công thần tốc đến ga Cát Linh |
Ngày 10/3, tiếp tục Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế
Trình bày Tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, dự án Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Đường sắt năm 2017, sửa đổi, bổ sung các nội dung không phù hợp và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động đường sắt.
Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, dự thảo Luật bổ sung quy định để huy động tối đa nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong đó, có quy định về việc khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua nhiều hình thức hợp đồng (BT, BOT, BTO, BLT, BTL...).
Đồng thời, bổ sung quy định địa phương được dùng ngân sách của mình để tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư xây dựng một số hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Sửa đổi, bổ sung quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc đầu tư xây dựng công trình đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương, đường sắt chuyên dùng và công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối với công trình đường sắt, công trình đường sắt quốc gia dùng chung với đường sắt địa phương, đường sắt dùng chung với đường bộ.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy. Ảnh: Quốc hội |
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, để rút ngắn, đơn giản hóa trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, dự thảo Luật đã bổ sung một số quy định. Trong đó, có quy định được áp dụng thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi; UBND cấp tỉnh được quyết định thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị mà không phải thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đường sắt với những lý do đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, trong đó đảm bảo dự thảo Luật và các văn bản kèm theo tuân thủ đúng và đầy đủ Quy định 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi của một số quy định liên quan đến đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển đường sắt, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hệ thống đường sắt. Đặc biệt cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai các dự án đường sắt hiện tại, bảo đảm nguồn lực tài chính và nhân lực cho việc thực hiện các quy định trong Luật.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo
Thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Luật Đường sắt hiện hành đã được triển khai thực hiện trong 7 năm, nhưng giao thông đường sắt của nước ta vẫn chưa phát triển. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần làm rõ nguyên nhân chậm phát triển của loại hình giao thông này.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/giờ. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc xây dựng các chương riêng quy định về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị tại dự thảo Luật, với một cơ chế ưu tiên về nguồn lực, công nghệ và đào tạo nhân lực chuyên sâu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.
Đồng thời, có chính sách để tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học để nâng cao năng lực nội địa; thúc đẩy mô hình phát triển đô thị định hướng giao thông; tạo cơ chế linh hoạt để thúc đẩy hiệu quả quỹ đất quanh ga đường sắt gắn với phát triển đô thị thông minh, bền vững.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội |
Bên cạnh đó, phải công khai hóa quy trình xây dựng chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực định giá dịch vụ, phân bổ ngân sách, hỗ trợ cho doanh nghiệp; tham vấn ý kiến rộng rãi từ cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn môi trường...
Quan tâm đến trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự an toàn trong hoạt động đường sắt, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần có một nguồn lực lớn để di dời các hộ dân ra khỏi hành lang an toàn ở các công trình hiện hữu. Vậy có khoản kinh phí nào để xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân có nhà ở đang nằm trong hành lang an toàn công trình đường sắt hiện hữu không?
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan của Quốc hội đã tích cực chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Để bảo đảm chất lượng dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Tin khác

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất
Sự kiện 26/04/2025 19:57

Sửa quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện 26/04/2025 15:20

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi
Sự kiện 26/04/2025 11:14

Đề xuất cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội cho công chức ở
Sự kiện 25/04/2025 22:00

Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông
Sự kiện 25/04/2025 16:59

Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4
Sự kiện 25/04/2025 12:47

Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
Sự kiện 24/04/2025 09:15

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo
Sự kiện 23/04/2025 21:20

Thành phố Hồ Chí Minh: Rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Sự kiện 23/04/2025 15:24

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Sự kiện 22/04/2025 06:36