Phá nát đời hoa
Chí lý lắm | |
Biết cả đấy | |
Lại chuyện "Tiên lượng"? |
- Thì cái vụ lễ hội hoa anh đào chỉ sau có một ngày đã bị phá nát ấy.
- À, nhớ chứ, khi ấy tớ chả than với chú về ý thức của một số bạn trẻ là gì. Buồn lắm thay.
- Rồi chuyện con đường hoa Nguyễn Huệ ở TP HCM cũng chung số phận, qua một đêm đã biến thành con đường rác.
- Những hiện tượng như thế này là nguy hiểm lắm. Một khi con người không yêu quý và trân trọng cái đẹp thì tâm hồn ấy khó mà sáng được.
- Bác nói trừu tượng quá. Bên cạnh những hành động thiếu văn hóa này, em thấy đa số vẫn rất yêu hoa. Vừa rồi, tỉnh Hà Giang tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch, mọi người khắp nơi đổ về như trẩy hội, chỉ để chiêm ngưỡng và chụp cái ảnh lưu niệm. Vậy thì cũng chưa đến mức nguy hiểm lắm bác ạ.
- Tất nhiên mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Tớ vẫn tin cái tốt, cái đẹp nhiều hơn cái xấu. Nhưng chú thử coi cái clip hai thanh niên khoái trá phá nát vườn hoa hướng dương ở Nghệ An phỏng có buồn không?
- Em xem rồi, bác chỉ buồn thôi chứ em căm phẫn bởi với hành động như vậy mà hai kẻ này vênh mặt lên cho mọi người quay clip cứ như anh hùng cái thế.
- Chẳng cứ chú phẫn nộ mà hành động này đã bị “ném đá” rào rào. Nhất là khi hai kẻ này biện minh rằng phá nát hoa có sao, rồi hoa này cũng để cho bò ăn thôi mà. Buồn đấy nhưng cũng mừng vì còn nhiều người biết yêu cái đẹp.
- Vâng em đã nói đa số vẫn yêu hoa mà. Em cho rằng những kẻ này chẳng ý thức được hành động vô văn hóa của mình mà chỉ muốn chơi trội để được mọi người để ý.
- Vậy hóa ra cũng như “người nổi tiếng” tạo xì căng đan à?
- Vâng quanh chuyện hoa hướng dương này, ngoài xì căng đan của hai kẻ phá hoa còn một xì căng đan khác.
- Lại có chuyện khác nữa à?
- Để chứng minh tình yêu đối với hoa và kêu gọi người khác bảo vệ hoa, một cô gái đã tung bộ ảnh nuy của mình chụp bên vườn hoa hướng dương.
- Và chắc chắn rồi, từ một cô gái không ai biết mặt, biết tên cô ta bỗng xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội. Nhưng chuyện này tớ thấy quen quen.
- Bác quen là phải, giống như chuyện cái cô người mẫu chụp ảnh nuy để bảo vệ môi trường ấy.
- À, phải rồi. Thì ra cái xấu dễ lây lan nhỉ.
- Quay lại chuyện hoa, em thấy lo quá.
- Lo gì nữa, chắc sau mấy cái ý kiến “vớ vẩn” này của anh em mình thích “phá nát đời hoa” cũng căn chỉnh lại “phông văn hóa” của mình.
- Lại sắp tết rồi không lo sao được bác?
- Cái chú này chưa nghỉ hưu đã lẩn thẩn. Tết thì thiếu gì nỗi lo mà đem ra trao đổi làm gì.
- Bác đã chu du Tây Bắc vào dịp cuối năm chưa?
- Đời tớ mà chưa lên Tây Bắc có mà vứt…
- Thế bác có thấy bạt ngàn hoa đào, hoa mai trên đó đẹp không?
- Quá đẹp ấy chứ.
- Đấy em lo là lo chỗ ấy. Rừng hoa đẹp như thế mà họ thi nhau đốn, chặt để mang về thành phố đó. Có phải thế cũng là “phá nát đời hoa” không?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25