Ổn định thị trường lao động trước thách thức dịch Covid-19
Thị trường lao động trong tâm bão dịch Covid -19: Không có biến động lớn | |
Ổn định thị trường lao động những tháng đầu năm | |
Nỗ lực tạo việc làm, ổn định thị trường lao động |
Doanh nghiệp ổn định với những biện pháp ứng phó kịp thời của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp, đại đa số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn duy trì sản xuất kinh doanh ổn định dù dịch bệnh diễn biến phức tạp |
Tiếp nhận lao động Trung Quốc trở lại làm việc theo hướng chọn lọc
Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến chiều 3/3, có 36.720 lao động của những nước đang có dịch Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia…đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, tổng số lao động Trung Quốc hiện đang làm việc tại Việt Nam là 15.310 người. Các địa phương đang thực hiện cách ly, theo dõi 2.615 lao động Trung Quốc. So với 1 tuần trước đó, số lượng lao động Trung Quốc bị cách ly đã giảm nhiều. Nguyên nhân là lao động cách ly đã qua 14 ngày và được các cơ sở y tế kiểm tra theo đúng quy định phòng chống COVID-19.
Về lao động Hàn Quốc tại Việt Nam, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, có 27.347 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương. Cả nước có 27 tỉnh, thành phố đang tiếp nhận nhiều lao động Hàn Quốc làm việc và sinh sống, như: Hà Nội, TPHCM, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam.
Trong đó, chia theo vị trí công việc, có 6.033 nhà quản lý, 5.406 giám đốc điều hành và 12.911 chuyên gia, 2.997 lao động kỹ thuật. Có 23.581 lao động Hàn Quốc đang ở Việt Nam, 3.766 lao động Hàn Quốc về nước chưa quay lại làm việc. Đối với lao động Nhật Bản tại Việt Nam, theo báo cáo của các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tại thời điểm cuối tháng 2, cả nước đang tiếp nhận 7.553 người lao động người Nhật Bản làm việc.
Nhận định tình hình thời gian tới, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo việc xây dựng phương án tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ. Đặc biệt, công tác tiếp nhận sẽ có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.
Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly. Liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19 của lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn có các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người lao động, kể cả lao động bất hợp pháp, chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch Covid-19, hoặc đến từ các vùng khác. Đặc biệt, Cục Quản lý lao động ngoài nước cần đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án chỉ đạo và ứng phó kịp thời khi tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhất là khu vực đúng tâm dịch.
Hà Nội tăng cường thông tin về thị trường lao động cho doanh nghiệp
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, từ năm 2018 đến nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép cho khoảng 23.000 lao động là người nước ngoài làm việc tại Hà Nội, chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao. Trong số lao động được cấp phép, lao động đến từ Hàn Quốc chiếm hơn 40%, tương ứng gần 10.000 người; tiếp đến là lao động đến từ Nhật Bản với khoảng hơn 5.000 người; lao động đến từ Trung Quốc có hơn 1.000 người... Lao động là người nước ngoài cư trú nhiều ở các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân…
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ cuối tháng 1/2020, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội đã rà soát, thống kê chi tiết các thông tin liên quan về người lao động đến từ Trung Quốc; đồng thời phối hợp với các sở, ngành, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhóm lao động này thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của ngành Y tế. Sở cũng thành lập đoàn kiểm tra, đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người nước ngoài để đôn đốc, hướng dẫn họ giữ gìn an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ có dịch; yêu cầu đưa người lao động thuộc nhóm có nguy cơ cao đi cách ly, theo dõi.
Hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp tục thống kê số lao động là người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn thành phố, làm cơ sở cho các ngành, địa phương hướng dẫn người lao động chủ động phòng, chống dịch và yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài đến từ vùng có dịch rà soát, báo cáo rõ các thông tin liên quan đến người lao động, từ đó sàng lọc, khoanh vùng những người có nguy cơ nhiễm Covid-19 để tổ chức cách ly, theo dõi nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh.
Đối với người lao động ở Hà Nội đi làm việc tại những nước có dịch Covid-19, hiện Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thống kê danh sách 1.058 người đang làm việc tại Hàn Quốc, gửi danh sách về các quận, huyện, thị xã và đề nghị các địa phương tuyên truyền cho các gia đình liên hệ với người thân đến các cơ quan chức năng, cơ sở y tế tại Hàn Quốc để nhận được sự hỗ trợ.
Ông Nguyễn Hồng Dân cũng cho biết, để ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao khi phải tạm dừng tiếp nhận lao động đến từ các nước có dịch Covid-19, Sở đã giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở thời điểm này đồng thời, Sở tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm lực lượng lao động thay thế tạm thời. “Nhìn chung, đến thời điểm này, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài chưa có nhiều biến động; đại đa số doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh”- ông Nguyễn Hồng Dân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho bộ đội xuất ngũ
Việc làm 27/12/2024 06:05