Ô nhiễm sông Cầu Đá: Bao giờ ước mơ cống hóa thành hiện thực?
Dân bất an vì con sông “chết” |
Để hạn chế mùi hôi thối từ con sông, người dân đã làm đủ mọi cách từ căng bạt, lắp cửa kính, dán băng dính vào các khe hở của cửa sổ… nhưng tất cả đều tỏ ra không mấy hiệu quả.
Sông Cầu Đá đoạn chảy qua phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh thường xuyên có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối |
Sống khổ cạnh sông ô nhiễm
Theo khảo sát thực tế của PV, tại ngõ 579 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 1) và ngõ 323 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) nơi có sông Cầu Đá chảy qua, tình trạng ô nhiễm diễn ra nặng nề. Dễ thấy nhất mùi hôi thối, xú uế xộc thẳng vào mũi khiến bất kỳ ai ngang qua khu vực này cũng phải nhăn mặt, bịt mũi.
Chưa hết, một số điểm như khu vực giáp ranh với tổ dân phố Hoàng 11, xuất hiện tình trạng rều rác ứ đọng, bùn thải ken đặc nổi bọt trắng xóa. Ngoài ra, khu vực ngõ 323 Xuân Đỉnh mặt nước luôn thường trực một màu đen đặc. Theo người dân địa phương, mặt nước chỉ “đổi màu” khi thời tiết chuyển nắng ráo nhưng dù thay màu thì sông vẫn tỏa ra mùi hôi khó chịu.
Ông Đàm Văn T (tổ 15, phường Cổ Nhuế 1) cho biết: Tình trạng ô nhiễm của con sông diễn ra từ nhiều năm nay. Mặc dù thường xuyên được dọn dẹp, vớt rều rác trên bề mặt nhưng sông vẫn phả ra mùi hôi thối nồng nặc. “Có ở đây mới biết người dân chúng tôi khốn khổ đến mức nào. Khổ nhất là trong những ngày nắng nóng, dù trời không gợn một chút gió nhưng mùi thối từ sông vẫn nồng nặc và đặc quánh” – ông T chia sẻ.
Tương tự, theo ông Chu Văn Đức (tổ dân phố Hoàng 11, phường Cổ Nhuế 1) cho biết, khu vực ông đang sống và đoạn sông ở ngõ 579 Phạm Văn Đồng là cuối nhánh nên thường hứng chịu nước bẩn, rác thải dồn ứ lại. Để chống chọi lại mùi hôi từ con sông, người dân ở đây đã phải xoay vần đủ mọi cách.
Trong đó, phổ biến nhất là “sáng kiến” căng bạt để cản gió, tránh mùi hôi. Ngoài ra, nhiều gia đình còn bố trí lắp cửa kính, dán băng dính vào các khe hở của cửa sổ… Tuy nhiên, theo những người dân nơi đây, tất cả các phương pháp này chỉ phù hợp và có tác dụng giảm thiểu mùi trong những ngày thời tiết dịu, có gió nhẹ. Còn khi nắng nóng kéo dài thì giải pháp này trở nên vô hiệu.
Đâu là giải pháp?
Theo người dân ngõ 323 Xuân Đỉnh, sông Cầu Đá chảy qua nhiều địa bàn như Xuân La (quận Tây Hồ), Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) đến Cổ Nhuế 1 rồi đổ về sông Nhuệ. Vì nằm ở đoạn cuối nhánh sông nên đoạn chảy qua địa bàn Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế 1 luôn thường trực ô nhiễm. Khu vực này phải hứng chịu toàn bộ nước thải dồn ứ lại.
Chỉ tay ra hàng chục ống nước thải từ các hộ dân xả trực tiếp ra sông Cầu Đá, ông Chu Văn Đức (tổ dân phố Hoàng 11) cho biết, chỉ cách đây khoảng 20 năm trước, con sông này còn đóng vai trò giúp điều hòa không gian sống cho người dân trong khu vực. Nước sông trong xanh có tôm cá quẫy nhảy… thì nay sông trở thành một “điểm đen” ô nhiễm, một tuyến chứa nước thải.
“Giờ sông là nơi thoát nước thải sinh hoạt của người dân, là nơi chứa nước thải làng nghề làm bánh, mứt, kẹo... trước khi đổ ra sông Nhuệ. Chẳng biết đến khi nào sông mới trong xanh trở lại, dân chúng tôi mới thoát khỏi cảnh sống chung với mùi hôi thối, ô nhiễm” – ông Đức bức xúc.
Theo người dân địa phương, chính quyền các phường Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế 1 đã rất tích cực phối hợp với các đơn vị phụ trách tiêu thoát nước trên địa bàn nhằm xử lý, khơi thông, nạo vét rãnh thoát nước, thu gom, vớt rác trên các tuyến kênh tiêu và sông Cầu Đá chảy qua địa bàn.
Nhờ vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống mặt sông cơ bản đã được hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay tình trạng xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông vẫn tồn tại. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sông bốc mùi hôi thối.
Theo ghi nhận, do chiều rộng của sông Cầu Đá không lớn, gọi là sông nhưng chiều rộng chỉ khoảng 5 – 10m, tương đương với một kênh tiêu nước nên đa số người dân khi được hỏi đều mong muốn sông sớm được cống hóa. “Việc cống hóa sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số điểm đi qua dòng sông này” – một người dân đề đạt kiến nghị.
Bàn đến các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm từ sông Cầu Đá, ông Trần Trung Tuyển – Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh cho biết: Hiện UBND phường cũng đang rất trăn trở về vấn đề này.
Ngoài công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đến từng người dân, không vứt rác bừa bãi và xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông, UBND phường cũng đã tổng hợp các ý kiến phản ánh của người dân về vấn đề nêu trên gửi các cấp, ngành chức năng đề xuất sớm có giải pháp khắc phục. “Chúng tôi đang kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền về việc cống hóa con sông này, đặc biệt là đoạn chảy qua ngõ 323 của phường Xuân Đỉnh” - Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh chia sẻ.
Đinh Luyện – Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54