Nước tăng lực ảnh hưởng đến cơ thể chỉ sau 10 phút
Top thực phẩm bổ sung dưỡng chất gấp nhiều lần nước tăng lực | |
Rượu pha nước ngọt: Tác hại khôn lường | |
Thu hồi 3 lô trà xanh C2, Rồng đỏ |
Nước tăng lực được bán trên thị trường như một loại đồ uống giúp tăng cường hoạt động tinh thần và thể chất. Caffeine là chất kích thích phổ biến nhất trong các loại đồ uống này, bên cạnh các chất hư taurine, vitamin... Một số thương hiệu có thêm các chất kích thích thực vật khác như hạt guarana và nhân sâm.
Theo Cục Quản lý lạm dụng chất gây nghiện và Dịch vụ sức khỏe tâm thần của Mỹ (SAMHSA), lượng caffeine trong một lon hoặc một chai nước tăng lực có thể dao động 80-500 mg. Giống như nước ngọt có ga, nước tăng lực cũng chứa nhiều đường. Một lon 250 ml Red Bull chứa khoảng 27,5 g đường.
Nhiều nghiên cứu cho rằng thức uống năng lượng có thể có những tác động tiêu cực về sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2013 được báo cáo bởi Medical News Today, ví dụ tìm thấy thức uống năng lượng làm thay đổi chức năng tim của người lớn khỏe mạnh, trong khi một nghiên cứu khác liên kết tiêu thụ đồ uống năng lượng với các hành vi không lành mạnh khác, chẳng hạn như hút thuốc.
Những tác động của nước tăng lực lên cơ thể trong vòng 24 giờ
Theo Medical News Today, sau 10 phút uống nước tăng lực, caffeine đi vào máu, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Trong 15-45 phút tiếp theo, nồng độ caffeine đã xâm nhập hoàn toàn vào máu, lúc này bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, tập trung hơn với công việc. Trong khoảng thời gian này, gan phản ứng với nước tăng lực bằng cách hấp thụ thêm đường vào máu.
- 30-50 phút. Lúc này, cơ thể hấp thụ hoàn toàn lượng caffeine có trong một lon nước tăng lực mà bạn uống.
- Sau một tiếng, các tác dụng của caffeine bắt đầu giảm xuống, tác dụng phụ của đường tăng lên. Lúc này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, năng lượng giảm.
Nước tăng lực ảnh hưởng đến cơ thể chỉ sau 10 phút. Ảnh: Internet |
"Caffeine là một loại thuốc gây ảo giác, ngăn chặn adenosine (một chất liên quan đến mệt mỏi) tạm thời và cho phép dopamine và glutamine (các chất kích thích tự nhiên do não tạo ra) hoạt động tự do, làm cho bạn tỉnh táo hơn, ít chán nản và tăng cường tâm trạng" - TS Stuart Farrimond - nhà nghiên cứu thực phẩm ở Mỹ trả lời trên tờ Daily Mail.
Cơ thể sẽ mất khoảng 5-6 tiếng để giảm 50% lượng caffeine trong máu, được gọi là chu kỳ bán rã, thậm chí thời lượng này có thể tăng gấp đôi với phụ nữ đang uống thuốc tránh thai. Vì vậy, cơ thể sẽ mất trung bình 12 giờ để loại bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi máu. Tuy nhiên, tốc độ, thời gian loại bỏ chính xác còn tùy thuộc vào cơ chế trao đổi chất ở tùy từng người.
TS Stuart Farrimond cũng cho biết phụ nữ mang thai, tổn thương gan và đang sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm chậm tốc độ loại bỏ caffeine ra khỏi cơ thể. "Điều quan trọng là trẻ em và trẻ vị thành niên có thời gian bán rã dài hơn đáng kể, nghĩa là caffeine sẽ tồn tại trong máu lâu hơn và ở mức cao hơn so với người lớn. Đây là lý do đồ uống chứa caffeine có thể gây ra các vấn đề về hành vi và căng thẳng ở trẻ em", ông Stuart cho biết.
Trong vòng 12-24 tiếng sau khi uống nước tăng lực, bạn có thể gặp phải các triệu chứng do caffeine gây ra như đau đầu, khó chịu và táo bón. TS Stuart giải thích các triệu chứng này có thể kéo dài tới 9 ngày và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào lượng caffeine được tiêu thụ.
Đối với người tiêu dùng uống năng lượng thông thường, phải mất khoảng 7-12 ngày để cơ thể thích ứng với lượng caffeine thường xuyên. Sau 14 ngày cơ thể bạn bắt đầu quen với các tác động của caffeine, gây ra hiện tượng nhờn chất caffeine. Điều đó có nghĩa là nếu bạn dụng đồ uống tăng lực thường xuyên, hiệu quả của nó ngày càng ít đi và buộc bạn phải dùng nhiều hơn.
Những hệ quả khi sử dụng nước tăng lực
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Independent, thức uống năng lượng gây ra tác dụng phụ tiêu cực ở một nửa số người trẻ tuổi.
Các nhà khoa học từ ĐH Waterloo ở Ontario, Canada nói rằng cần phải có các biện pháp để hạn chế bán đồ uống cho những người dưới 16 tuổi sau, một nghiên cứu gần đây cho thấy 55% trẻ em từ 12 đến 24 tuổi có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và co giật.
Sau khi khảo sát trên 2.055 thanh niên về mức độ tiêu thụ đồ thường xuyên các loại đồ uống năng lượng như Red Bull hoặc Monster, các nhà nghiên cứu cho biết rằng họ có khả năng nguy hiểm hơn các loại đồ uống chứa caffein khác vì cách chúng được tiêu thụ.
Trong số những người tiêu thụ đồ uống, có 1/4 người (chiếm 24,7%) cho biết tim họ đập nhanh và khó ngủ (chiếm 24,1%), thậm chí bị co giật (số người này chiếm 0,2%). Ngoài ra, 18,3% nhức đầu, 5,1% cho biết họ bị buồn nôn, nôn mử hoặc tiêu chảy và có 3,6% bị đau ngực. Nhưng có lẽ yếu tố liên quan nhất là “đại đa số” những người trải qua những tác dụng phụ này đã tiêu thụ ít hơn nhiều so với mức tối đa được đề nghị của một hoặc hai loại đồ uống.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo mọi người cần thận trọng khi uống nước tăng lực, đặc biệt là trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người mẫn cảm hay khó tiêu thụ caffeine, hay những người đang sử dụng thuốc.
Ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị không được quảng cáo, kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có gas và các thực phẩm không có nước có gas và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Đây là một thay đổi có tính chất bước ngoặt trong việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho trẻ em.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58