Nữ sinh treo cổ tự vẫn vì… ‘dị ứng với WiFi'
Thử nghiệm mạng Wi-Fi công cộng siêu nhanh | |
WiFi miễn phí tại tất cả các thành phố Việt Nam không an toàn | |
TP HCM: Sẽ lắp wifi trên xe buýt |
Chân dung nữ sinh Jenny Fry |
Từ khoảng tháng 11/2012, cô gái Jenny Fry (15 tuổi) bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh EHS (electro-hypersensitivity – mẫn cảm với sóng điện từ).
Mẹ cô, bà Debra cho biết vào thời gian đó, Jenny và mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Sau khi tìm hiểu, bà Debra phát hiện ra rằng sóng WiFi có những tác hại cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe và bà quyết định gỡ bỏ thiết bị phát WiFi tại nhà. Nhờ vậy, hai mẹ con cũng dần hồi phục.
Thế nhưng mỗi khi đến trường (nơi sóng WiFi được phủ rộng khắp), Jenny lại cảm thấy ốm yếu, đau đầu và gặp các vấn đề về việc tiểu tiện. Cô thường xuyên phải bỏ tiết và tìm đến nơi có sóng WiFi yếu nhất trong trường để làm bài tập. Vì việc đó mà Jenny thường xuyên bị phạt.
Ngôi trường Chipping Norton School - nơi Jenny theo học. |
Tuy nhiên, khi Jenny cố gắng giải thích về căn bệnh kì lạ của mình thì dường như không có giáo viên nào chịu lắng nghe cô. Họ đều cho rằng cô bé chỉ đang biện minh và bịa ra một chứng bệnh không có thật. Thậm chí, mẹ của Jenny cũng từng nhiều lần gặp và nói chuyện với các giáo viên nhưng không ai tin lời bà.
Tình trạng kéo dài đến ngày 11/6 vừa qua, gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà. Cảnh sát điều tra cho biết trước khi tự tử, Jenny đã nhắn tin cho một người bạn để nói về ý định của mình, thế nhưng người bạn này lại không cầm điện thoại vào thời điểm đó. Đến khi xác của Jenny được phát hiện thì đã quá muộn.
Kể từ sau cái chết của Jenny, cha mẹ cô bé đã hoạt động tích cực để kêu gọi loại bỏ các thiết bị phát WiFi ở vườn trẻ và trường học, đồng thời kêu gọi chính phủ nghiên cứu kĩ hơn căn bệnh EHS.
Kể từ khi Jenny qua đời, cha mẹ cô đã đấu tranh mạnh mẽ nhằm giúp cộng đồng hiểu được tác hại của sóng WiFi.
Dù bản thân Jenny và gia đình đều tin rằng cô bé bị dị ứng với WiFi nhưng trên thực tế, trong hồ sơ bệnh án của Jenny không hề đề cập đến căn bệnh này, do đó cơ quan điều tra vẫn kết luận rằng không đủ bằng chứng để chứng minh Jenny mắc bệnh EHS.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30