--> -->

Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục

Được biết đến là người nhiệt tình, tâm huyết trong hoạt động giảng dạy, cô giáo Dương Thị Thu Hà, đã có những sáng kiến hữu ích. Với những cống hiến của mình, cô giáo Dương Thị Thu Hà đã có 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng nhà giáo tâm huyết sáng tạo và vinh dự đạt giải xuất sắc tại chương trình Tri thức trẻ vì sự nghiệp giáo dục.
Tăng cường sự phối hợp với Công đoàn trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn Đề cao giá trị gia đình Biểu dương nữ nhà giáo “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Dự án đặc biệt hướng tới trẻ em có hội chứng down

Hơn 10 năm gắn bó với trường Trung học phổ thông Lê Lợi (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), cô giáo Thu Hà luôn được lãnh đạo nhà trường coi trọng, các em học sinh yêu mến. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, cô giáo Thu Hà còn được biết đến với những dự án vì cộng đồng đã và đang đưa lại những hiệu quả tích cực.

Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục
Cô giáo Dương Thị Thu Hà đã có 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng nhà giáo tâm huyết sáng tạo và vinh dự đạt giải xuất sắc tại chương trình Tri thức trẻ vì sự nghiệp giáo dục năm 2018. (Ảnh: NVCC)

Có thể nói với cô giáo Dương Thị Thu Hà, tình yêu những đứa trẻ luôn thường trực trong trái tim. Với những trẻ em kém may mắn tình yêu đó còn nhân lên gấp bội. Trong một lần đi từ thiện, cô giáo Thu Hà được tiếp xúc với các em nhỏ mắc hội chứng down, đây cũng là sự khởi nguồn của siêu dự án của cô và các em học sinh sau này.

Hội chứng down là một rối loạn di truyền gây bởi việc nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Những người mắc hội chứng down gần như luôn bị khuyết tật về thể chất và trí tuệ. Khi trưởng thành, khả năng tinh thần của họ thường tương tự như trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Họ cũng thường có chức năng miễn dịch kém và thường đạt được các mốc phát triển ở độ tuổi muộn hơn.

Qua trò chuyện với phụ huynh cô giáo trẻ nhận thấy khó khăn của cha mẹ khi nuôi dạy con, nhất là trong việc dạy các con học đọc, học viết. Cùng đó, các tài liệu hướng dẫn nuôi dạy trẻ mắc hội chứng down cũng không xuất hiện nhiều trên thị trường đã khiến cô giáo trẻ trăn trở trong suốt thời gian dài.

Bằng tình yêu và sự cảm thông sâu sắc với các em có hội chứng down, cô giáo trẻ đã nuôi hy vọng sẽ được góp một phần bé nhỏ, giúp các em có hội chứng down có thể đọc, viết dễ dàng hơn. Không để mong muốn chỉ dừng lại ở suy nghĩ, cô giáo Thu Hà đã cùng các em học sinh bắt tay vào xây dựng dự án tạo ra sản phẩm hỗ trợ cho trẻ em có hội chứng down.

Công việc nghiên cứu khoa học vốn là công việc thường xuyên của cô giáo Hà, do đó, đây cũng là nền tảng để những nghiên cứu của cô và các học trò dễ dàng hiện thực hóa. Theo đó, cô giáo Hà và các em học sinh đã hoàn thành dự án nghiên cứu khoa học mang tên “Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ có hội chứng down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống”.

Sau khi đi vào thử nghiệm, dự án trên được các thầy cô giáo và trẻ down đón nhận rất nồng nhiệt, đồng thời dự án này cũng lọt vào top 15 dự án suất sắc nhất toàn quốc chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2018 và nhận được sự quan tâm từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không chỉ dừng lại ở thành công của dự án chế tạo thiết bị PSE giúp cho trẻ có hội chứng down học đọc, viết thông qua các chủ đề kỹ năng sống, cô giáo Thu Hà còn nghiên cứu và cho ra đời cuốn cẩm nang mang tên “Cẩm nang dành cho cha mẹ nuôi con có hội chứng down”. Cuốn cẩm nang ra đời với mục đích để giúp các bậc phụ huynh có thêm hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ có hội chứng down. Hiện tại cuốn cẩm nang trên đang được phát miễn phí trên toàn quốc, các cha mẹ có thể đăng ký nhận sách tại địa chỉ email sachdown.vn@gmail.com.

Để hoàn thành cuốn cẩm nang, cô giáo Thu Hà đã phải trải qua nhiều khó khăn. Cô giáo Thu Hà cho biết, theo tìm hiểu của cô, tại Việt Nam, cuốn sách chính thống về chăm sóc trẻ có hội chứng down giường như không có. Để xây dựng một cuốn sách thiết thực hiệu quả được cộng đồng đón nhận, cô Hà phải kết nối các cha mẹ học sinh ở trên toàn quốc, thậm chí cả phụ huynh nước ngoài cung cấp tư liệu, hình ảnh thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con có hội chứng này.

Cùng đó, khi triển khai dự án làm cẩm nang, cô giáo Hà không có tiềm lực về kinh tế nên rất cần sự hỗ trợ. Để cuốn cẩm nang hữu ích tới tay các bậc phụ huynh, cô giáo Hà phải xin tài trợ từ tập đoàn Egroup để phát hành sách. Sau khi trình bày mục tiêu của dự án, cô giáo Hà đã được tập đoàn Egroup hỗ trợ chi phí phát hành 1500 cuốn cẩm nang. Sau gần 1 năm, với sự hỗ trợ về kính của tập đoàn Egroup 1500 cuốn sách đã được ra đời và chuyển tới các cha mẹ trên toàn quốc.

Giúp học sinh trưởng thành hơn từ những lớp học trải nghiệm

Là một nhà giáo yêu nghề, cô giáo Dương Thị Thu Hà luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để giúp các em học sinh yêu thích môn học hơn. Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình dạy học, cô giáo Hà luôn tạo điều kiện cho học sinh thực hiện những thí nghiệm thực hành; trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động trên, cô giáo trẻ mong muốn kích thích sự đam mê, yêu thích của các em học sinh dành cho môn học, từ đó bồi dưỡng kỹ năng sống cho các em học sinh.

Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục
Với phương châm hướng về học sinh, cô giáo Thu Hà luôn có cách làm hay, sáng tạo giúp các em học sinh thêm yêu môn học và trưởng thành hơn về suy nghĩ. (Ảnh: NVCC)

Trong quá trình trải nghiệm thực tế cùng các em học sinh, có rất nhiều kỷ niệm để lại ấn tượng sâu sắc với cô giáo trẻ. Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Thu Hà cho biết, có lẽ với bản thân cô chuyến đưa học sinh đi thực tế tại trang trại là chuyến đi nhớ nhất với tất thảy cô trò. Hôm đó, cô đưa học sinh của mình tới một trang trại để trải nghiệm, tại đây các em học sinh sẽ phải làm tất cả mọi công việc từ thu hoạch rau cho tới khi nấu thành một món ăn.

Với những bạn học sinh ở quê, đây là công việc rất bình thường, tuy nhiên với những bạn ở phố thì đây là công việc khó khăn. Nấu ăn xong, nhiều em học sinh không thể ăn được, các bạn học sinh có tâm sự với cô rằng các bạn chỉ mong được ở nhà với bố mẹ, bữa cơm không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần có những món ăn đơn giản. Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hầu hết các em học sinh đều trở nên trưởng thành, biết làm nhiều việc hơn và biết trân trọng những giá trị thực tiễn.

“Đến thời điểm hiện tại, xu thế giáo dục không chỉ là cung cấp nền tảng về tri thức mà còn phát triển về mặt năng lực, phẩm chất. Do đó, việc dạy học kèm theo những hoạt động sẽ giúp học sinh phát huy được đầy đủ năng lực phẩm chất của mình để có thể phát triển thành công dân toàn diện”, cô giáo Thu Hà cho hay.

Cùng với hoạt động trải nghiệm, cô giáo Thu Hà cũng là người đưa các em học sinh tới với dự án trồng hoa Tulip gắn với hoạt động từ thiện. Khi tham gia dự án này, các em học sinh sẽ được học tập kỹ thuật trồng hoa Tulip ở Học viện nông nghiệp. Kết thúc khóa học, các em học sinh sẽ tự trồng và chăm sóc để cây ra hoa về bán những chậu cây đó. Sau khi đã trừ đi chi phí mua nguyên liệu chăm sóc hoa, khoản tiền chênh lệch sẽ được các em góp vào quỹ từ thiện thay vì xin tiền của cha mẹ.

Là một nhà giáo ưu tú, thế nhưng khi về nhà, cô Hà luôn làm tốt bổn phận của một người vợ và một người mẹ, một người con hiếu thảo. Cô cũng luôn cảm thấy may mắn vì cả nhà luôn ủng hộ, là hậu phương vững chắc để cô theo đuổi đam mê, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.
Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Bộ Y tế đã có Công văn số 2808/BYT-KCB về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

“Đến hẹn lại lên”, những khi mưa lớn, kéo dài trên 30 phút là nhiều khu vực, tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại ngập nặng. Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nề.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động