-->

Nữ điều dưỡng luôn tận tâm với nghề  

Đó là chị Lê Thị Cúc (sinh năm 1966), Khoa Nội II, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Suốt 33 năm gắn bó với nghề, không chỉ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, chị Cúc còn được yêu mến bởi lối sống chan hòa, gần gũi với đồng nghiệp, hết lòng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
nu dieu duong luon tan tam voi nghe Thị trường Nhật Bản: Cơ hội nào cho điều dưỡng, hộ lý Việt Nam?
nu dieu duong luon tan tam voi nghe 283 học viên ngành điều dưỡng sẽ được xuất cảnh sang Đức làm việc trong tháng 9
nu dieu duong luon tan tam voi nghe Công đoàn Y tế Việt Nam: Hiến kế chống bạo hành nhân viên y tế

Chia sẻ về con đường tới với nghề y, chị Cúc cho biết đó là ước mơ từ nhỏ của mình. Bởi lẽ, khi nhỏ chị Cúc sức khỏe yếu và thường xuyên phải vào bệnh viện điều trị.

Những ngày nằm trong viện chữa bệnh, được các y, bác sĩ chăm sóc tận tình từ, chu đáo… giúp chị Cúc vượt qua cơn bạo bệnh. Cũng từ đó, hình ảnh chiếc áo blouse trắng ấm áp đã giúp chị nuôi dưỡng ước mơ được trở thành nhân viên y tế.

nu dieu duong luon tan tam voi nghe
Điều dưỡng Lê Thị Cúc cắt tóc cho bệnh nhân.

Nỗ lực học tập, biến giấc mơ trở thành hiện thực, năm 1986 chị Cúc bắt đầu làm công tác điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Với mong muốn được góp sức bé mọn của mình vào việc giúp đỡ cứu người, chị Cúc luôn trau dồi, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, tay nghề phục vụ công việc chuyên môn.

Chị Cúc luôn tâm niệm, người bệnh khi đến bệnh viện mang theo nỗi đau về thể xác và nỗi lo về tinh thần. Là người điều dưỡng, phải ý thức được công việc của mình, phối hợp giữa điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh. Bên cạnh đó, thái độ ứng xử hết sức cần thiết trong mỗi tình huống, không gây phiền hà cho người bệnh, ân cần, nhẹ nhàng với bệnh nhân trong công tác điều trị, chăm sóc cho người bệnh.

Đặc biệt, với đặc thù bệnh nhân Khoa Nội, thông thường việc điều trị bằng thuốc sẽ kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn thế. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân thường tâm lý nôn nóng, mong mỏi sớm khỏi bệnh. Thấu hiểu điều đó, trong quá trình điều trị, điều dưỡng luôn là người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất, nên cần có sự quan tâm và chia sẻ với họ.

"Bởi nếu điều dưỡng chỉ cứng nhắc thực hiện y lệnh của bác sĩ là tiêm, truyền, cho thuốc… mà thiếu sự quan tâm thì bệnh nhân sẽ không có cảm giác gần gũi, ác cảm, lạnh nhạt và thậm chí là không phối hợp điều trị với y bác sĩ làm cho bệnh tình khó có thể thuyên giảm", chị Cúc cho biết.

Mắc bệnh thận nên phải lọc máu theo chu kỳ, khi sức khỏe yếu thì được điều lên điều trị tại Khoa Nội II, bệnh nhân Nguyễn Thị Lan Hương (48 tuổi, quận Đống Đa) chia sẻ: “Trong quá trình điều trị, tôi được các bác sĩ chăm sóc rất tận tình, chu đáo, đặc biệt là điều dưỡng Cúc. Khi trời nắng nóng cô Cúc động viên, chia sẻ, tư vấn cho chúng tôi về cách phòng bệnh và chế độ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt. Những lúc rảnh, cô ân cần đến ngồi bên giường bệnh hỏi han tình hình sức khỏe, nói chuyện hài hước giúp chúng tôi thoải mái. Người già chúng tôi, những ngày điều trị chỉ cần thế là tinh thần phấn khởi hơn rất nhiều rồi”.

Quá trình công tác đã để lại trong chị Cúc nhiều kỷ niệm ấn tượng. Vui có, buồn có, nhưng đọng sâu trong tâm trí chị là những trường hợp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, côi cút không người chăm sóc. Chị Cúc nhớ lại, như trường hợp bệnh nhân nữ bị tiểu đường hoàn cảnh gia đình rất éo le. Chồng chết, 2 đứa con bị nghiện, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nặng không đi lại được. Những ngày trong viện, bệnh nhân này không có người trông nom, chăm sóc. Không có cơm để ăn và phải sử dụng cơm từ thiện.

“Quả thực khi chứng kiến và hiểu hoàn cảnh của người bệnh đó, tôi chỉ nghĩ cùng là phụ nữ, cùng 1 kiếp người, sao họ phải chịu đựng những hoàn cảnh thương tâm đến thế. Thấy vậy, tôi đã xin cơm cho bệnh nhân và thường xuyên đút cơm cho bệnh nhân ăn. Khi có thời gian tôi lại ngồi an ủi, tâm sự, động viên để bệnh nhân có thêm chỗ dựa về tinh thần, lạc quan hơn trong quá trình điều trị”, chị Cúc tâm sự.

Với điều dưỡng Cúc, niềm vui lớn nhất của chị là sự hài lòng của bệnh nhân. Mỗi khi thấy nụ cười của người bệnh đó là món quà, là thành quả mà chị gặt hái được trong quá trình chăm sóc cho người bệnh.

Không chỉ tận tâm trong công tác chăm sóc người bệnh, mà chị Cúc còn tận tình trong việc chỉ bảo, hướng dẫn lớp lớp sinh viên tham gia thực tập tại Khoa.

Trực tiếp được điều dưỡng Lê Thị Cúc hướng dẫn trong quá trình thực tập tại Khoa Nội II, em Nguyễn Kim An, sinh viên năm 3, Trường Cao đẳng Y Hà Nội chia sẻ: “Được theo chân cô Cúc học tập trong quá trình thực tập em cảm thấy rất may mắn. Khi tiếp xúc lâu dài, em dần cảm nhận được cô rất vui tính và cởi mở. Cô tận tình truyền đạt cho em từ cách bẻ ống thuốc an toàn để không bị chảy máu hoặc cách lấy ven cho bệnh nhân để giảm đau, cắt băng dích ra làm sao, để bông như thế nào theo đúng quy trình... và quan trọng là thái độ khi tiếp xúc với người bệnh từ lời nói cho đến cử chỉ, hành động để bệnh nhân tin tưởng và an tâm điều trị....

Từ những việc làm và hành động của cô Cúc hàng ngày khi chăm sóc người bệnh đã cho em những bài học về sự chỉn chu trong công việc. Cô đã truyền lửa cho em thêm yêu nghề và tự tin vững bước với sự nghiệp điều dưỡng trong tương lai”...

Tâm huyết, tận tụy trong công việc, điều dưỡng Cúc luôn là chỗ dựa tin cậy và ấm áp của bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi tới viện điều trị. Chị xứng đáng với lời dạy của Bác “Lương y như tử mẫu”, là một tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động