Nông nghiệp hữu cơ: Thay đổi để phát triển bền vững
Nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở Khương Đình bị cưỡng chế | |
Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng” |
Thế nhưng hiện tại, vấn đề đầu tư và phát triển loại hình này chưa có tính bền vững, thiếu đồng bộ và thiếu quỹ đất sản xuất, thậm chí chưa tạo được tâm lý an tâm cho người tiêu dùng. Làm sao để sản phẩm hữu cơ phát triển bền vững và giúp người dân bớt tâm lý e ngại về sản phẩm, đó là câu hỏi không dễ trả lời trong ngày một, ngày hai.
Cơ hội và thách thức
Sau khi hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, nông sản kém chất lượng bị phát hiện và bắt giữ, người dân bắt đầu e ngại và chuyển hướng sang săn lùng những sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc hơn; trong đó, thực phẩm hữu cơ, một trong những sản phẩm không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, không biến đổi gien…đang trở thành cứu cánh cho nông sản Việt. Có cầu ắt có cung, nhiều vườn rau, cửa hàng, nhiều doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư và phát triển nông sản hữu cơ, sản phẩm ngay lập tức chiếm được “cảm tình” của người tiêu dùng. Cơ hội để rau hữu cơ phát triển và chiếm lĩnh thị trường nông sản là rất lớn. Thế nhưng, làm sao đảm bảo nguồn cung đúng thật là hữu cơ, hay nói cách khác là làm sao để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm hữu cơ, là một bài toán không dễ đối với ngành nông nghiệp.
Để người dân tiếp cận gần hơn với sản phẩm hữu cơ, các cơ quan Nhà nước cần sớm ban hành Bộ Tiêu chuẩn về hữu cơ Việt Nam. |
Đánh giá về cơ hội của sản phẩm hữu cơ trong giai đoạn hiện nay, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng cho biết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đã có từ lâu đời, song chủ yếu vẫn là mang tính chất tự nhiên, nhỏ lẻ và truyền thống. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã bộc lộ những hệ lụy yếu kém về chất lượng, năng suất, một số sản phẩm đã không đạt yêu cầu về ATTP, đã khiến ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần thất thế.
Cũng theo bà Hằng, mặc dù Việt Nam đã sản xuất các nông sản hữu cơ từ lâu đời, nhưng, để phát triển theo chuỗi sản phẩm khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật…trong giai đoạn hiện nay, ngành sản xuất nông sản hữu cơ của nước ta còn chậm hơn và kém phát triển hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thế nhưng, chính sự “chậm chạp” ấy lại là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, có được những bài học, kỹ thuật hiện đại từ việc xây dựng mô hình hữu cơ thành công từ các nước phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, có một số mô hình hữu cơ đã được công nhận theo quy trình, mô hình do nước ngoài công nhận và tài trợ đang nhận được nhiều niềm tin của người tiêu dùng như: sản phẩm rau hữu cơ ở Lương Sơn (Hòa Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), Duy Tiên (Hà Nam)…được chứng nhận theo tiêu chuẩn GPS (Dự án phát triển rau hữu cơ do Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á, cùng với một tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch phối hợp cùng Hội Nông dân Việt Nam tổ chức).
Để người tiêu dùng yên tâm
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rõ ràng là an toàn, nhưng cách tiếp cận thế nào để người dân yên tâm là cả vấn đề. “Sản phẩm hữu cơ về độ sạch, độ an toàn thì đã được quảng cáo rất nhiều và thể hiện trực tiếp trên bao bì sản phẩm. Thế nhưng, để biết sản phẩm đó có đạt chuẩn 100% rau hữu cơ, sản phẩm đó do đơn vị nào cấp giấy chứng nhận, cơ sở đó có đủ năng lực hay không thì người tiêu dùng chúng tôi không thể thẩm định được” - chị Vân (Mai Dịch, quận Cầu Giấy) tỏ ra lo ngại. Trước sự lo lắng của người tiêu dùng, chị Tuyết Nhung - Trưởng ban Điều phối PGS Hà Nội - cho biết, hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm hữu cơ và được chứng nhận bởi các tổ chức khác nhau như chứng nhận của Mỹ, châu Âu, Đan Mạch…Nhưng tựu chung, các sản phẩm hữu cơ này đều phải trải qua một quy trình trồng, sản xuất, tiêu thụ khép kín, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản…theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ mà các tổ chức trên đề ra; đồng thời phải có những cam kết từ chính người nông dân, thương lái, bán hàng. Những quy trình này sẽ được quản lý bởi một nhóm điều phối và có sự giám sát chặt chẽ…
Hiện nay, nông sản hữu cơ đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Bởi thế, thực phẩm này rất dễ bị làm giả, thậm chí là vì lợi nhuận nên nhiều người chăn nuôi, trồng trọt dễ trà trộn hàng kém chất lượng vào sản phẩm tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính an toàn, thương hiệu và sự tin cậy của người tiêu dùng, không ai khác, chính những người nông dân, người chăn nuôi phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với thương hiệu mà mình đang có. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm ban hành bộ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm hữu cơ theo tiểu chuẩn Việt Nam, nhằm quản lý và giám sát nông sản hữu cơ được tốt hơn. Sản phẩm hữu cơ là thương hiệu, uy tín của chính người nông dân và của quốc gia. Vì thế chúng ta phải hết sức gìn giữ nó thì mới đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng và dĩ nhiên, đây mới là bước phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. |
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam các sản phẩm hữu cơ chưa nhiều, chủ yếu là rau, củ, quả. Thế nhưng, chúng ta cần phải hiểu rằng, nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp tạo ra tất cả các sản phẩm có nguồn gốc “đầu vào” là hữu cơ. Tức là ngoài các sản phẩm như rau, củ, quả, thì thịt, trứng, sữa, gà, lợn…đều là các sản phẩm hữu cơ, nếu như chúng ta đảm bảo quy trình chăn nuôi, nuôi trồng khép kín theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ.
Hiện nay, nông sản hữu cơ đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Bởi thế, thực phẩm này rất dễ bị làm giả, thậm chí là vì lợi nhuận nên nhiều người chăn nuôi, trồng trọt dễ trà trộn hàng kém chất lượng vào sản phẩm tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính an toàn, thương hiệu và sự tin cậy của người tiêu dùng, không ai khác, chính những người nông dân, người chăn nuôi phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với thương hiệu mà mình đang có. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm ban hành bộ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm hữu cơ theo tiểu chuẩn Việt Nam, nhằm quản lý và giám sát nông sản hữu cơ được tốt hơn. Sản phẩm hữu cơ là thương hiệu, uy tín của chính người nông dân và của quốc gia. Vì thế chúng ta phải hết sức gìn giữ nó thì mới đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng và dĩ nhiên, đây mới là bước phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17