Nông dân lại nơm nớp lo!
Nông dân xót lòng với giá rau | |
Nông dân khi nào thoát cảnh “được mùa mất giá”? |
Nghịch lý?
Năm 2016, diêm dân ở các khu vực Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ được mùa, nhưng vẫn phải rơi nước mắt vì muối mất giá. Trong khi đó, không phải rơi vào thảm cảnh như các diêm dân, nhưng người chăn nuôi gia cầm cũng đã từng phải rơi vào tình trạng nguồn cung lớn hơn cầu. Bởi theo số liệu từ Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, năm 2016 tổng sản lượng trứng gia cầm cả nước đạt 9,5 tỉ quả, bao gồm trứng gà, trứng vịt, trứng ngan, trứng ngỗng, trứng chim cút…
Việc cấp hạn ngạch cho trứng gia cầm và muối đều nằm trong cam kết của Nhà nước với WTO. |
Do đó, thông tin BCT có quy định về điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2017. Cụ thể, trong năm 2017 này, Việt Nam có thể nhập khoảng 600.000 quả trứng và 102.000 tấn muối; khiến nhiều người chăn nuôi và diêm dân tỏ ra lo ngại. Anh Đỗ Công Phong ở (Xuân Mai, Hà Nội), chủ trang trại chăn nuôi gà lấy trứng cho biết, hiện giá trứng trên thị trường giảm mạnh do người tiêu dùng và doanh nghiệp thu mua lo lắng với dịch cúm gia cầm. “Hiện tại giá trứng gà bán tại trang trại, chưa bằng một nửa giá so với giá bán ngoài thị trường. Vì thế, nếu như Nhà nước cho phép nhập khẩu trứng gia cầm từ nước ngoài về Việt Nam, không biết những người chăn nuôi gia cầm sẽ phải gặp thêm khó khăn gì?” – anh Phong đặt câu hỏi.
Cùng chung quan điểm với anh Phong, rất nhiều người tiêu dùng cũng đặt câu hỏi. Vì sao, khi lượng muối trong nước còn tiêu thụ chưa hết, cũng như lượng trứng gia cầm trong nước hiện nguồn cung lớn hơn cầu, thì phía cơ quan chức năng lại cho phép nhập khẩu hai mặt hàng này. Và liệu nó ảnh hưởng như thế nào đến các nhà chăn nuôi, diêm dân trong nước?. Trả lời câu hỏi này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, hạn ngạch muối mà BCT cho phép nhập khẩu chủ yếu là muối công nghiệp, hiện hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế… “Hiện ngành muối trong nước chủ yếu là sản xuất muối ăn, đối với sản phẩm muối công nghiệp thì rất ít, do chủ yếu diêm dân sản xuất muối thủ công, chất lượng thấp. Vì thế, việc nhập muối công nghiệp sẽ giúp cho một số ngành hóa chất, sản phẩm y tế…thuận lợi hơn và giá thành cạnh tranh hơn”. – ông Tiền cho hay.
Đề cập đến vấn đề cấp hạn ngạch cho muối và trứng gia cầm, ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất - BCT cho rằng, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đối với muối và trứng gia cầm, là một trong những nội dung mà Việt Nam đàm phán và cam kết với các nước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo quy định, khi giành được quyền áp thuế đối với một số mặt hàng cần bảo hộ (muối, trứng, thuốc lá, đường), thì mỗi năm Việt Nam cũng phải cấp hạn ngạch nhập khẩu với một lượng sản phẩm nhất định đối với những mặt hàng này.
Có ảnh hưởng đến người chăn nuôi?
Việc mặt hàng muối công nghiệp bị thiếu hụt và vấn đề cấp hạn ngạch nhập khẩu cho muối, được cho là bước đi hợp lý. Thì việc cấp hạn ngạch cho trứng gia cầm, lại đang khiến nhiều người tỏ ra lo lắng. Bởi lẽ, thời gian gần đây ngành chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của sản phẩm thịt ngoại nhập, hay là sự tác động của dịch bệnh.
Một số chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, hạn ngạch nhập khẩu trứng với số lượng hơn 600.000 quả không phải con số lớn, tuy nhiên, dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh giá trứng đang ở mức rất thấp. Mặt khác, nhiều người cũng cho rằng, hiện nay Việt Nam có các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng còn dễ dàng, đơn giản và chưa tạo được “hàng rào” bảo vệ đối với gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu. Vì thế, sẽ rất khó khăn trong việc bảo đảm và kiểm soát với trứng gia cầm nhập khẩu.
Trước những lo ngại trên, ông Đoàn Xuân Trúc – Phó chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng, không phải đến bây giờ Nhà nước mới cấp hạn ngạch nhập khẩu đổi với mặt hàng trứng gia cầm. Trước đó mặt hàng này cũng đã được phép nhập khẩu, tuy nhiên số lượng không lớn. Trong khi đó, nguồn cung trong nước với mặt hàng trứng gia cầm lại rất lớn, giá thành lại rẻ hơn so với trứng nhập ngoại. Vì thế, không doanh nghiệp nào lại dại mà đi nhập khẩu trứng. “Trước hết việc cho phép nhập khẩu trứng và muối đều nằm trong cam kết của Nhà nước, khi chúng ta gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và đây là điều kiện bắt buộc. Ngoài ra, chúng ta đang dư thừa sản phẩm trứng gia cầm, việc cho phép nhập khẩu trứng với số lượng nhỏ, không ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi. Vì thế, người chăn nuôi không nên quá lo lắng về vấn đề này” – ông Trúc nói.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22