Nỗi buồn khó nói!
Tản mạn cuối năm | |
Hãy thức tỉnh lương tri! | |
Phá nát đời hoa |
- Đã đành vậy, nhưng cái buồn của em là cái buồn khác.
- Chuyện lạ. Buồn lại còn khác với giống.
- Vậy hóa ra bác chưa biết chuyện một công dân tàn tật không nơi nương tựa, rất nghèo ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) chết mà không được chính quyền xã cấp giấy khai tử à?
- Vì sao có chuyện lạ vậy?
- Chả là công dân này khi mất còn nợ chính quyền 1,7 triệu đồng.
- Số tiền gì vậy?
- Tiền nộp các loại quỹ của thôn, như các quỹ: ANQP, ủng hộ đồng bào bão lụt, bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân…
- Những quỹ này chỉ mang tính vận động. Công dân này vừa tàn tật, nghèo không nơi nương tựa nên không tham gia quỹ được là chuyện bình thường, sao lại gọi là nợ mà không cho khai tử?.
- Đấy bác tính, căm phẫn quá đi chứ. Chẳng cần nói “nghĩa tử là nghĩa tận”, với một công dân như thế mà đè tiền nợ không cho chôn, còn ác hơn cả “vô cảm”.
- Cán bộ như thế, theo tớ cho bỏ tù với tội danh “vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng chẳng oan.
- Đúng thế bác ạ. Đến tội phạm giết người mà chết còn đình chỉ truy cứu nữa là. Hậu quả của hành động này thì quá là nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của dân với chính quyền.
- Vậy tớ công nhận cái buồn này của chú thật đáng buồn lắm.
- Chưa hết đâu bác ơi! Ngược lại chuyện này là chuyện ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân (Thanh Hóa) lại khai tử cho nhiều trường hợp vẫn đang sống.
- Ồ, nhiều chuyện lạ nhỉ?. Nhầm à, có phải “sai sót ở khâu đánh máy” không?
- Không, hoàn toàn không, mà do họ cố tình “khai tử”giả cho những người này chỉ vì họ quá nghèo, khai tử để cho xóa nợ.
- Thật là bi hài. Nhưng khai man ở đây tớ thấy họ không vô cảm mà có chút gì đó nhân văn.
- Đành thế, nhưng cấp trên đã phát hiện ra, đang bắt làm tường trình kiểm điểm đó bác.
- Kiểm kiểm là phải. Bất kỳ việc làm gì, dù vì mục đích tốt, nếu sai luật vẫn phải xử lý. Trong câu chuyện này, tớ chiêm nghiệm ra nhiều điều.
- Bác còn ngẫm nghĩ, chứ em là nói thẳng, buồn quá bác ạ. Dân còn nghèo như thế, giá như mỗi cấp, mỗi ngành bớt lãng phí, bớt tham nhũng một chút thì cứu được bao nhiêu dân nghèo, chứ chẳng phải cứu bằng cách “cho chết” như thế này.
- Chú nói rất đúng, nhưng cái “chiêm nghiệm” của tớ ở một khía cạnh khác.
- Như thế nào hả bác?
- Chú có thấy ai còn sống mà muốn cầm giấy khai tử không?
- Làm gì có bác. Sự sống là vốn quý, bằng mọi giá phải giành giật ấy chứ.
- Đấy “chiêm nghiệm” của tớ ở chỗ ấy. Một con người còn sống mà chấp nhận người ta khai tử giả cho mình chỉ để được xóa nợ chính quyền thì con người ấy phải khổ tột cùng lắm, nếu không phải là một tội phạm đang mang án tử.
- Vâng, chấp nhận được khai tử giả để xóa nợ. Cái “chiêm nghiệm” của bác mới thật là nỗi buồn khó nói.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25