--> -->

Níu giữ “hồn” chiêng xứ Mường

Nói đến “kho báu” văn hóa của đất Mường, trước hết phải nói đến cồng chiêng, bởi đó là biểu trưng cho hồn cốt dân tộc Mường. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn (thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã vận động thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng, phối hợp cùng chính quyền địa phương gìn giữ, quảng bá loại hình nghệ thuật này.
Giữ tiếng chiêng ngân xa Tiếng chiêng gọi xuân về

“Níu hồn” cồng chiêng

Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn năm nay đã ngoài 70, cả cuộc đời bà gắn bó với đất Đồng Dâu, với tiếng chiêng của bản làng mình. Ngày bé, vì nhà nghèo mà khi lên 8, bà Thìn đã phải đi làm thuê kiếm sống. Làng Đồng Dâu khi ấy có gia đình giàu có, lại có dàn chiêng cổ. Để được nhìn thấy dàn chiêng quý, được nghe tiếng chiêng vang lên mỗi ngày, bà Thìn đã xin vào nhà ấy trông trẻ. Những dịp lễ, Tết, nhà chủ đông khách đến đánh chiêng, bà mê mải nghe, vừa bế em vừa học lỏm cách đánh. Dần dần, những nốt chiêng thấm vào tâm hồn bà từ lúc nào. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng lớn lên, bà Thìn quyết tâm rời bản làng đi học. Năm 1974, bà trúng tuyển lớp đạo diễn sân khấu - là khoá sinh viên đầu tiên của Trường Lý luận nghiệp vụ trực thuộc Bộ Văn hóa (tiền thân của Trường Đại học Văn hóa ngày nay). Ra trường, bà đã trải qua nhiều môi trường công tác, từ Sở Văn hoá tỉnh Hà Sơn Bình, Phòng văn hoá huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), sau đó tham gia Ban Văn hoá xã Tiến Xuân.

Níu giữ  “hồn” chiêng xứ Mường
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn góp phần gìn giữ, quảng bá nghệ thuật cồng chiêng người Mường. Ảnh: Phương Ngân

Trong quá trình công tác tại xã Tiến Xuân, nghệ nhân Bích Thìn tích cực tham gia hoạt động văn hóa, xã hội. Trước tình trạng nhiều người đã bán cồng chiêng, lo lắng nguy cơ mai một, bà tìm gặp những người cao tuổi nắm giữ nhiều kiến thức về văn hóa cồng chiêng hỏi han, xin truyền dạy. Tích lũy được kiến thức phong phú, bà đã khôi phục thành công nhiều bản cồng chiêng. Khi đội văn nghệ của xã đi thi ở các địa phương, nghệ nhân Bích Thìn khéo léo lồng các tiết mục cồng chiêng vào các vở diễn. Ðiều đó giúp nhiều người hiểu về giá trị cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng của người Mường cũng được nhiều người biết đến. Là người có năng khiếu nghệ thuật, lại được đào tạo bài bản, bà Thìn đã dàn dựng cho xã nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tham dự hội diễn của huyện, tỉnh và đoạt giải cao. Điều đáng quý là trong những tiết mục mà bà vừa làm biên kịch, vừa làm đạo diễn kiêm diễn viên ấy, có nhiều tiết mục khơi gợi lại hình ảnh cồng chiêng của dân tộc Mường. Nhiều năm truyền dạy cồng chiêng cho người dân tộc Mường cũng như truyền đạt văn hóa cồng chiêng tới các đội văn nghệ dân gian của Thủ đô Hà Nội, nghệ nhân Bích Thìn đúc kết rằng, đánh chiêng rất khó, không phải muốn là làm ngay được.

“Hiện nay, xã Tiến Xuân có đến 70% dân số là người Mường, nhiều người dân biết đánh chiêng, nhưng đạt độ điêu luyện, có nghề thì chưa có mấy người. Phải qua rất nhiều buổi hướng dẫn thì bà Thìn mới truyền dạy được một bài chiêng. Nhớ được nhịp, cách đánh rồi, người học phải chăm chỉ luyện tập hàng ngày, hàng tuần thì những nốt chiêng mới trở nên mềm mại, uyển chuyển. Tôi đã cố gắng phổ cập được trong làng, ngoài xã hai bài “Bông trắng bông vàng” và “Sắc bùa”. Đây là những bài chiêng truyền thống của người Mường”, bà Thìn bày tỏ.

Để tiếng cồng chiêng mãi ngân xa

Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn cho biết, trong quá trình duy trì và phát triển, nghệ thuật cồng chiêng của người Mường đã bị mai một nhiều. Dấu tích về những bộ chiêng cổ không còn đậm nét nhưng đối với đồng bào Mường, nghệ thuật cồng chiêng không chỉ là tài sản quý mà còn mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc, cần được khôi phục và gìn giữ, bảo tồn. Chính tiếng chiêng là nguồn sức mạnh tinh thần giúp nhiều người vượt qua những trắc trở trong cuộc sống. Cũng chính tiếng chiêng đã giúp bà và người dân Tiến Xuân được biểu diễn trên những sân khấu lớn. Từ đó, bà quyết tâm thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân do bà làm chủ nhiệm. Bà vận động những chàng trai, cô gái các thôn bản tham gia tập luyện, truyền dạy cho họ kỹ thuật đánh, cách đo âm vực cồng chiêng bằng sải tay, giảng giải ý nghĩa văn hoá được mã hoá trong chuỗi âm thanh trầm bổng. Ban ngày làm nương rẫy, tối về bà Thìn lại đạp xe đến các thôn bản để dạy đánh chiêng. Không chỉ là người truyền lửa, bà còn kết nối các đội chiêng bằng cách tổ chức những buổi giao lưu biểu diễn.

Bà Thìn nhớ lại, năm 2009, bà và một số chị em được tham gia đoàn biểu diễn của Thủ đô Hà Nội đi dự Festival Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Được biểu diễn trên sân khấu lớn, bà càng thêm tự hào văn hoá cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình. Năm 2014, bà Thìn cùng đội văn nghệ được tham gia Liên hoan các loại hình múa dân gian Hà Nội, được biểu diễn chiêng và tổ hợp các bài hát múa dân gian truyền thống do bà dàn dựng tại Tượng đài Lý Thái Tổ. Những tràng pháo tay không ngớt, những lời khen ngợi của công chúng Thủ đô khiến bà lâng lâng hạnh phúc. Đó chính là động lực để bà giữ lửa nghề.

Để vực dậy điệu “hồn” chiêng xứ Mường, trong nhiều năm liền huyện Thạch Thất đã tổ chức các lớp truyền dạy cách đánh cồng chiêng tập trung cho người dân. Không ai khác, nghệ nhân Bích Thìn là người kiên trì đứng lớp gần chục năm trời. Để thắp lửa đam mê biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường, bà đã miệt mài hướng dẫn người dân cách sử dụng cồng chiêng, đánh được các bài chiêng, học hát dân ca Mường. Thậm chí, năm 2015, ngay khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, với phần thưởng 10 triệu là đồng, bà Thìn đã bỏ thêm tiền để mua 1 bộ chiêng về phục vụ cho việc truyền dạy cho người dân. Đến nay, bà Thìn luôn đau đáu làm sao có thể dốc hết vốn liếng cồng chiêng để truyền lại cho các thế hệ sau, để khỏi tiếc xót khi vốn văn hoá dân gian ngày càng rơi rụng. “Tôi mong rằng Nhà nước cũng như Thành phố có thêm chính sách khuyến khích lớp trẻ giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Hỗ trợ việc dạy và thực hành di sản để có thể tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di sản cồng chiêng của người Mường nói riêng và các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội nói chung”, bà Thìn chia sẻ.

Giờ đây, tiếng chiêng là âm thanh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết rộn ràng ở Tiến Xuân cũng như các xã miền núi huyện Thạch Thất. Tiếng chiêng ngân lên ngày đầu năm mới để khởi đầu một năm ấm no, trâu bò đầy chiêng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, yên vui. Tiếng chuông ngày hội như chào mời, thúc giục du khách xa gần; tiếng chiêng gióng lên chúc phúc hạnh phúc lứa đôi. Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng dần dần được khôi phục, thôn bản cũng thay da đổi thịt từng ngày./.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân, Tiến Xuân là một trong 3 địa phương tập trung đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống của huyện Thạch Thất. Nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường như: Ném còn, hát ca hát ví và đặc biệt là cồng chiêng vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới là Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.
Kim Tiến - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh

Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh

Hà Nội đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng Thủ đô xanh - sạch - đẹp - hiện đại, việc dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ Thành phố xác định nội dung “Tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên hiệu quả” là một trong những định hướng lớn là rất cần thiết, đúng đắn và cấp bách.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Xem thêm
Phiên bản di động