--> -->

Giữ tiếng chiêng ngân xa

Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô đến nay, những tiết mục biểu diễn chiêng Mường đã trở thành món khai vị độc đáo trong các bữa tiệc văn hóa - nghệ thuật của người dân Hà Nội. Để có được sự phổ biến rộng rãi như vậy là nhờ sự góp sức rất lớn của cộng đồng và những nghệ nhân dân gian. Ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) cũng vậy, bên cạnh những nỗ lực phát triển kinh tế, những người dân nơi đây luôn âm thầm gìn giữ văn hóa cồng chiêng.
Tiếng Chiêng Mường ngân vang giữa Thủ đô Phát huy tốt nội lực để "tiếng chiêng" ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ, vang xa

Sản phẩm văn hóa đặc biệt

Ðường về xã Tiến Xuân những ngày này thật thơ mộng. Bên trục đường bê tông được trải nhựa phẳng phiu là những cánh đồng lúa trổ bông thơm ngát, hoa phù dung đón hè khoe sắc. Mải ngắm cảnh nên tôi rẽ ngang, nhầm đường mấy lần. May thay, lần nào cũng vậy, đều có những người dân chất phác nhiệt tình chỉ đường. Đến xã Tiến Xuân, đang không biết phải hỏi về cồng chiêng như thế nào thì một cụ bà áng chừng 60 tuổi khoát tay bảo, cứ đến ngã ba đầu thôn Ðồng Dâu, hỏi thăm đội cồng chiêng là rõ.

Giữ tiếng chiêng ngân xa
Cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Tiến Xuân. (Ảnh: Giang Nam, chụp trước ngày 27/4)

Nhắc đến đội cồng chiêng nơi đây cũng thực lạ. Phong trào văn hóa văn nghệ nơi dải đất này phát triển đến mức gần như chị em phụ nữ trong vùng đều biết chơi chiêng. Là người trực tiếp dàn dựng và đưa các đội đi biểu diễn nghệ thuật chiêng Mường nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn (dân tộc Mường, xã Tiến Xuân) đã có rất nhiều kỷ niệm vui sau mỗi lần trình diễn chiêng phục vụ công chúng Thủ đô cũng như không ít chuyện về gây dựng phong trào văn nghệ địa phương.

Nghe kể, năm 2009, để giữ gìn và phát triển nét văn hóa cồng chiêng đặc sắc, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã đầu tư sáu bộ cồng chiêng cho ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân để người dân sử dụng với mục đích khôi phục nghệ thuật truyền thống của đồng bào Mường. Không ai khác, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn đã được chọn để truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Có nhạc cụ, có con người, nhưng cồng chiêng vẫn… trầm. Bà Thìn lại tụ họp một số nghệ nhân, chị em trong xã bàn cách làm sao để nhiều người biết đến cồng chiêng hơn nữa. Với quyết tâm của những người nhiệt tình, yêu văn hóa, đội cồng chiêng ở các thôn đã quyết định thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát dân ca xã Tiến Xuân, chính thức ra mắt tháng 10/2014 trong niềm vui của người dân toàn xã và một số xã bạn. Bà Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm.

Với người dân Tiến Xuân, chiêng không chỉ giản đơn là một loại nhạc cụ dân tộc, mà ẩn chứa sau mỗi chiếc chiêng, bộ chiêng, bài chiêng còn là một câu chuyện văn hóa, tâm linh chan chứa niềm tự hào, tình yêu đối với bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người con xứ Mường. Cũng như những nốt trầm bổng của một bài chiêng, chiêng Mường đã có những giai đoạn thịnh - suy, có lúc tưởng chừng mai một, biến mất trước khi được trân trọng, bảo tồn, phát triển.

Chị Tạ Thị Tâm (sinh năm 1970) thành viên Ðội cồng chiêng chia sẻ: Chiêng cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Chẳng hạn, nếu như cồng chiêng ở Tây Nguyên chủ yếu do nam giới đánh bằng khuỷu tay thì chiêng Mường phần lớn là do phụ nữ cầm dùi để gõ. Một bộ chiêng Mường đầy đủ thường có 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi chiếc giữ một vai trò khác nhau trong bộ âm: Bùng, bính, boong. Nghệ thuật biểu diễn chiêng Mường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tập thể và sự hài hòa trong cách đưa tay của từng cá nhân.

Chị Ðặng Thị Tâm, thành viên Ðội cồng chiêng 1 chia sẻ: Một bộ cồng chiêng Mường đầy đủ thường có 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi chiếc giữ một vai trò khác nhau trong bộ âm: Bùng, bính, boong và mỗi người khi chơi phải ăn khớp một cách nhuần nhuyễn. Ðể có âm thanh hay, người chơi phải gõ đúng chính giữa, lúc cầm dùi phải thả lỏng tay, đưa tay nhẹ nhàng nhưng không phải là múa chiêng, nếu không âm thanh sẽ không vang.

Nỗ lực giữ gìn

Trong câu chuyện với người dân nơi đây, tôi được biết Tiến Xuân hôm nay đã có những đổi thay tích cực. Ông Đinh Công Lực - Trưởng Thôn 3 kể, chỉ trong vòng ít năm Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Tiến Xuân đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm.

Nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của xã đã được xây dựng và tu sửa khang trang. Cá nhân ông Đinh Công Lực càng phấn khởi hơn khi chứng kiến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã được nâng cao rõ rệt. Minh chứng dễ thấy là việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật cồng chiêng được Thành phố, chính quyền và nhân dân rất quan tâm gìn giữ.

Giữ tiếng chiêng ngân xa
Việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật cồng chiêng được Thành phố, chính quyền và nhân dân rất quan tâm gìn giữ. (Ảnh: Giang Nam, chụp trước ngày 27/4)

Được biết, ngoài Tiến Xuân hiện một số nơi ở huyện Thạch Thất còn tổ chức cho đồng bào đi tham quan, tập huấn nghệ thuật diễn tấu chiêng tại Hòa Bình. Và thực tế, biểu diễn chiêng Mường đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các chương trình văn hóa, nghệ thuật, lễ hội ở Thủ đô... Các đội cồng chiêng của huyện Thạch Thất nói chung và Tiến Xuân nói riêng đã giành được nhiều giải thưởng cao tại các hội thi, hội diễn liên hoan nghệ thuật quần chúng cấp huyện và Thành phố, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Được chú trọng quan tâm, tuy nhiên, điều băn khoăn của chúng tôi khi tiếp xúc, trò chuyện với các nghệ nhân, những người biểu diễn cồng chiêng ở nơi đây thì việc lưu giữ bộ môn nghệ thuật này cũng gặp không ít khó khăn, bởi thành viên là những người chơi thành thạo chủ yếu là lớp cao tuổi, phụ nữ. Hiện nay, do sản xuất ồ ạt và thương mại hóa nên nhiều bộ chiêng âm thanh không được chuẩn như trước. Các câu lạc bộ cồng chiêng ở các thôn hoạt động chủ yếu trên tinh thần đam mê nhiệt huyết là chính, sự hỗ trợ kinh phí hoạt động còn rất hạn chế.

Quanh câu chuyện gìn giữ cồng chiêng, chị Tâm cùng các nghệ nhân, các thành viên Câu lạc bộ đều mong bản thân luôn giữ được nhiệt huyết, có sức khỏe để truyền dạy, giao lưu, phát huy những giá trị văn hóa. “Với cồng chiêng, người đánh phải biết cách sử dụng về thanh âm, bức âm. Nên chúng tôi luôn cùng nhau giữ tinh thần, cùng học và làm cho cồng chiêng cất tiếng. Mỗi thôn đều có một đội cồng chiêng thường xuyên luyện tập, giao lưu với nhau và với các đội cồng chiêng ở những xã, huyện khác”, chị Tâm chia sẻ.

Rời Tiến Xuân, tôi ngẩn ngơ trong âm hưởng trầm hùng của giàn cồng chiêng. Hôm nay, cồng chiêng đã giúp nơi đây trở thành vùng văn hóa và vẫn đang tiếp tục tỏa sáng. Trong sự phát triển của văn hóa, tôi để ý thấy ven đường, trước cổng nhà của nhiều hộ dân có những vạt hoa rực rỡ khoe sắc thắm. Mỗi chiều, người dân đều dành chút thời gian để chăm sóc, tưới hoa, tô đẹp thêm cho vùng quê yên bình.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...

Tin khác

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Tối 23/5, Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV - năm 2025. Giải vật diễn ra từ ngày 22 đến 25/5.
Hà Nội: Treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Hà Nội: Treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 23/5, Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng, triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ UBND Thành phố lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số

Mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số

Sáng 22/5, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng, trong bối cảnh kỷ nguyên số.
Xem thêm
Phiên bản di động