Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tắm khuya sau 22 giờ Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao Việt Nam theo dõi chặt dịch cúm mùa bùng phát ở Nhật Bản |
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Đa số, người mắc cúm mùa đều diễn biến nhẹ như sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người và tự khỏi sau vài ngày mắc.
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử vong.
![]() |
Cúm A gây bệnh nặng do có thể tấn công phổi, đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh hô hấp mạn tính, người có bệnh nền. (Ảnh: Thanh Đặng) |
Ở Việt Nam có 3 chủng cúm mùa bao gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó, cúm A thường gây ra dịch, cúm B thi thoảng có dịch và cúm C không bao giờ gây dịch.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân bị cúm biến chứng nặng, trong đó một người phải chạy ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Những bệnh nhân này đều có bệnh lý nền khác kèm theo cúm như huyết áp cao, bội nhiễm gây sốc nhiễm trùng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bác sĩ khuyến cáo, với người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm.
Người khoẻ mạnh bình thường nếu bị cúm thì sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, người bị cúm, nếu nhận thấy cơ thể diễn biến bất thường như khó thở, sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ, mệt lả cũng cần đi viện thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cúm lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo phòng ngừa cúm bằng cách tiêm phòng hàng năm, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao. Người dân cần sát khuẩn, vệ sinh hầu họng, giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Mọi người cần đeo khẩu trang, tránh những nơi quá đông người, tránh tiếp xúc những người có nguy ngờ bệnh cúm.
Bạn cũng cần vệ sinh tay thường xuyên, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để có sức đề kháng, tránh nhiễm lạnh ở người cao tuổi. Khi mắc cúm, bạn cần uống nhiều nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng chống chọi bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh cúm nguy hiểm do tính lây lan nhanh và gây dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Tiêm vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Ở người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70 - 80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Trong nước hiện đang giai đoạn mùa đông xuân, thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan như cúm. Người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người; giữ ấm cơ thể khi ra ngoài. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. |
Tuệ Lâm (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính
Tin khác

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Y tế 26/07/2025 21:04

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn
Y tế 26/07/2025 16:10

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết
Y tế 24/07/2025 15:54

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24