Những sai lầm hầu như ai cũng mắc, khiến mang bệnh tật
Những sai lầm không ngờ tới khi nấu cơm | |
Những sai lầm khi ăn kem khiến bạn bị ngộ độc |
Giặt đồ lót bằng máy giặt
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng đồ lót không nên giặt trong máy giặt cùng với quần áo khác vì chúng sẽ gây mất vệ sinh. Bạn nên dùng tay giặt riêng chúng trong nước ấm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đi giày không đi tất
Thói quen đi giày mà không đi tất để che mắt cá chân cũng gây ra một số bất tiện. "Bàn chân chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi. Lượng mồ hôi quá nhiều này sẽ chảy thẳng xuống đôi giày, mà không có tất để hút bớt", chuyên gia sức khỏe Emma Stevenson, thuộc tổ chức chuyên nghiên cứu sức khỏe về chân College of Podiatry (Anh) cho biết.
Ngoài gây ra hậu quả là chân có mùi hôi, những người đi giày mà không đi tất còn đối mặt với nguy cơ chân dễ nổi mụn nước và nhiễm nấm.
Vì vậy, bà Stevenson khuyên mọi người nên đi tất mỏng mỗi khi đi giày và đừng quên đặt một túi trà khô qua đêm trong giày để túi trà có thể hút ẩm và phần mồ hôi còn sót lại.
Không làm sạch cọ trang điểm
Đừng đánh giá thấp bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn có thể tích tụ trên những cây cọ trang điểm không được vệ sinh. Ngoài việc làm hỏng cọ trang điểm, chúng còn khiến bạn dễ bị mụn trứng cá, nhiễm trùng...
Không thay ga giường, khăn tắm thường xuyên
Hầu hết cơ thể chúng ta tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với ra trải giường và khăn tắm. Vì vậy, bạn có thể muốn thay chúng thường xuyên. Với khăn tắm, bạn nên giặt sạch sau khi sử dụng 3 lần.
Với ga trải giường, "quy trình" có vẻ phức tạp hơn đôi chút. Vì tần xuất giặt ga giường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số người nằm, vật nuôi có được phép leo lên giường hoặc số lần quan hệ tình dục của các cặp đôi… Trung bình, các chuyên gia khuyên bạn nên thay ít nhất 1 lần/tuần.
Cắt móng chân quá ngắn
Cắt cụt móng chân quá mức sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đeo tất và đi bộ. Khi móng chưa kịp mọc, lớp da chân sẽ chèn lên, gây sưng phù khi bạn đi bộ nhiều.
Cắn móng tay
Đôi khi, cắn móng tay chỉ là thói quen vô thức hoặc có thể là cách để vượt qua sự căng thẳng. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu mà bạn nên bỏ ngay nếu không muốn gây tổn hại đến nhan sắc và sức khỏe.
Sử dụng bông tăm loại bỏ ráy tai
Bạn không nên dùng tăm bông hay bất kỳ vật nào có kích thước và cấu trúc tương tự để ráy tai. Những sản phẩm này có thể làm hỏng kênh tai hoặc màng nhĩ, làm tăng nguy cơ mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Lo lắng về ráy tai sẽ tích tụ trong tai, bạn hãy cứ để như vậy. Tiến sĩ Robert Shmerling đến từ Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess giải thích rằng một số lượng bình thường của ráy tai cần thiết để dưỡng ẩm và ngăn chặn các chất gây ô nhiễm đến tai trong.
Chỉ đánh răng mà không chà lưỡi
Nếu bạn có thói quen vệ sinh răng miệng là chỉ đánh răng thì cần phải thay đổi ngay.
"Hầu hết các vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu răng đều sống trong vùng giữa các răng. Cách duy nhất để loại bỏ mảng bám này giữa các răng là chỉ nha khoa", chuyên gia răng hàm mặt Edmund Hewlett đến từ Trường Đại học California, Mỹ cho biết.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đánh hoặc chà lưỡi. Thói quen này ngăn ngừa hơi thở hôi do vi khuẩn cư trú tạo ra hợp chất lưu huỳnh.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Nhiều người có thói quen không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Đa số những người này tin rằng nó không quan trọng và chỉ là một sự lãng phí thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động nhỏ này là cách tốt và dễ dàng nhất để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị bệnh tật.
Rửa tay đúng cách
Thực tế nhiều người chưa biết cách rửa tay đúng cách. Vì thế, bạn hãy tuân theo 5 bước rửa tay sau đây:
• Đầu tiên hãy làm ướt tay
• Sau đó dùng xà bông hoặc dung dịch rửa tay và tạo bọt
• Tiếp theo hãy kỳ ở mu bàn tay, giữa các ngón tay và cả bên dưới móng tay nữa. Bạn nên nhớ nhắc con kỳ tay trong vòng ít nhất 20 giây nhé.
• Sau đó rửa sạch dưới vòi nước đang chảy
• Cuối cùng là lau khô tay bằng khăn sạch hoặc dùng máy sấy khô tay.
Không vệ sinh thảm trải sàn
Một số loại vi sinh vật sẽ tồn tại và sinh sôi trên những tấm thảm trong nhà. Do đó, rất có thể chân bạn sẽ bị lấm bẩn và dính vi khuẩn.
Sử dụng chung các vật dụng cá nhân
Bạn không nên dùng chung khăn mặt hay bấm móng tay với người khác. Đó là con đường lây lan vi khuẩn từ người này sang người khác rất nhanh chóng mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo Nam Anh/doisongphapluat.com
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58