Những người luôn “đi trước, về sau”
Cán bộ y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 |
Gặp gỡ và trò chuyện với chúng tôi trong không khí đầu xuân năm mới 2021, bác sĩ Chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cảm thấy đặc biệt xúc động. Ông Tuấn cho biết, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngay từ trước Tết Nguyên đán, công tác phòng chống dịch đã được ngành Y tế Thủ đô chuẩn bị chu đáo. Theo đó, lịch trực của cán bộ, nhân viên y tế dự phòng thực hiện nghiêm túc theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, các đội phản ứng nhanh của Thành phố, Trung tâm Y tế các quận, Trạm y tế phường… đều sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào để xử lý, khống chế không để dịch lây lan, bùng phát. Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đã chủ động đưa ra các khuyến cáo, nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra trong dịp Tết để người dân chủ động biết cách phòng tránh, đặc biệt là những nguy cơ của dịch Covid-19. Do đó, số máy đường dây nóng của Trung tâm luôn hoạt động 24/24, sẵn sàng đáp ứng các cuộc gọi của người dân.
Theo ông Tuấn, Hà Nội là địa bàn trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước. Với dân số đông, mật độ dân cư dày, thêm vào đó, lượng người đi, đến nhiều nên việc kiểm soát tình hình dịch bệnh của ngành Y tế trên địa bàn Thành phố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác phòng, chống dịch của cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, các y, bác sĩ làm công tác y tế dự phòng của Hà Nội luôn phải tập trung cao độ nhằm thực hiện tốt công tác giám sát, nắm bắt thông tin, có mặt kịp thời và xử lý nhanh gọn.
Đặc biệt, từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay, các nhân viên y tế dự phòng đã và đang căng mình trên khắp các mặt trận thực hiện công tác giám sát và phòng chống dịch. Mỗi ngày Trung tâm triển khai hai đội phản ứng nhanh phòng chống dịch thường trực và sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào có thông tin về trường hợp liên quan tới nhiễm bệnh Covid-19.
Y tế dự phòng luôn “sẵn sàng chiến đấu” trong mọi tình huống. Ảnh: K.Tiến |
“Mỗi khi nhận được thông tin về dịch bệnh, dù ở bất cứ đâu, nhân viên của Trung tâm cũng lập tức đến để điều tra dịch tễ học, lấy mẫu bệnh phẩm để làm các xét nghiệm, thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch. Triển khai những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khống chế dịch bệnh kịp thời, không để bệnh dịch lây lan ra cộng đồng.
Nhiều lúc cũng sợ vì chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể bị nhiễm bệnh, mang mầm bệnh đó về cho gia đình và người thân của mình, tuy nhiên nhờ được tập huấn phòng dịch bệnh kỹ càng và chúng tôi đã động viên nhau vượt qua tất cả”, ông Tuấn chia sẻ.
Khó có thể kể hết những gian khổ của những cán bộ làm công tác dự phòng. Công việc vất vả, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều hóa chất độc hại, có mặt đầu tiên tại các ổ dịch nguy hiểm… nên nhiều cán bộ y tế dự phòng còn bị xa lánh vì lo ngại lây nhiễm bệnh.
Theo ông Tuấn: “Ban đầu, ngay cả người thân trong gia đình, họ hàng cũng có e ngại lây nhiễm bệnh tật khi gia đình có người tham gia vào công tác phòng chống dịch, chứ không nói là người dân. Nhưng may mắn do chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như diễn biến dịch bệnh theo hướng tốt…nên mọi người hiểu, cảm thông và bớt dần tâm lý lo sợ. Cho đến nay cơ bản các cán bộ trong đội phản ứng nhanh chống dịch xuất hiện gần như 100% người dân đều hợp tác”.
Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cũng chia sẻ, càng vào thời điểm cuối năm thì nhân viên y tế làm công tác dự phòng lại càng vất vả hơn để đảm bảo Tết an toàn cho người dân Thủ đô. Trong thời điểm hiện nay và sang năm 2021, công tác trọng tâm vẫn là Covid-19.
Hiện nay, mặc dù Chính phủ cũng đã hạn chế các chuyến bay đưa công dân về nước, tuy nhiên, trong dịp cuối năm vẫn còn các chuyến bay đưa người Việt về quê hương. Bên cạnh đó, rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ cố gắng về nước bằng mọi cách, mọi con đường. Trong những đối tượng đi về ấy, sẽ có người mắc Covid-19.
Do vậy, mọi người không nên ham vui đầu năm mới mà tụ tập tới chỗ đông người khi không cần thiết. Đặc biệt, nên chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cá nhân, tuân thủ các quy định phòng và chống dịch bệnh của Chính phủ. Cuộc chiến với dịch bệnh còn dài, do vậy, chúng ta cần quán triệt tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ông Tuấn khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20