-->

Những người giữ nét đẹp đồ chơi Trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Xã hội phát triển, có vô vàn món đồ chơi hiện đại hấp dẫn cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, những món đồ chơi truyền thống vẫn có sức hút đặc biệt trong dịp Tết Trung thu. Và đằng sau những món đồ chơi giản dị ấy là câu chuyện tâm huyết của những nghệ nhân ở Thủ đô đã và đang giữ gìn để những sản phẩm dân gian có sức sống lâu bền giữa cuộc sống hiện đại.
Thêm một mùa trung thu ấm áp trong hành trình 15 năm của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam Con công nhân, viên chức, lao động huyện Đông Anh vui đón Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm” năm 2022 tại huyện Thanh Oai

Không khí Tết Trung thu đã lan tỏa khắp các phố phường Hà Nội. Những trò chơi dân gian, đồ chơi, mâm cỗ Trung thu chuẩn “chất xưa” đang chiếm thế áp đảo trên thị trường. Có dịp đến phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này có thể nhận ra một sự thay đổi, đó là các món đồ chơi Trung thu truyền thống cho trẻ nhỏ được bày bán nhiều hơn. Trong đó, phải kể đến mặt nạ giấy bồi.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi rất được yêu thích của trẻ em Hà thành mỗi dịp Trung thu. Đến nay, cuộc sống đổi thay muôn hình vạn trạng, khiến những chiếc mặt nạ giấy bồi đang dần biến mất. Hiện còn lại vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và nghệ nhân Đặng Hương Lan (phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm) là những nghệ nhân cuối cùng ở Hà Nội còn làm món đồ chơi này.

Những người giữ nét đẹp đồ chơi Trung thu truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa giới thiệu nghề làm mặt nạ giấy bồi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu (Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

Hơn 40 năm nay, ông Hòa và bà Lan vẫn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi mang những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của món đồ chơi ngày Tết Trung thu.

“Trước đây, khi mặt nạ của Trung Quốc nhập về đây, mặt nạ giấy của mình không còn được người dân ưa chuộng nữa. Bán không được hàng làm mọi người cũng nản, dần bỏ nghề, có mỗi nhà tôi là vẫn cố gắng vượt qua. Chúng tôi cũng phải chật vật lắm mới giữ được cái nghề truyền thống đến bây giờ”, ông Hòa bồi hồi nhớ lại.

Bên cạnh mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân cũng là món đồ chơi giản dị và gần gũi với tuổi thơ của nhiều thế hệ mỗi dịp rằm Trung thu tháng Tám. Đến nay, bên cạnh những đồ chơi hiện đại, sự hiện diện của đèn kéo quân được làm thủ công, cầu kỳ vẫn có một sức hút đặc biệt.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đến nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài với nghề làm đèn kéo quân. Ông Quyền bắt đầu biết làm đèn từ năm lên 6 tuổi do được ông và bố truyền dạy. Và như một cơ duyên để rồi thành nghiệp, cái nghề đi cùng ông Quyền và gia đình gần cả đời người.

Đèn kéo quân được làm khá công phu và ti mỉ, phải mất 8 tiếng mới có thể hoàn thành. Vật liệu làm đèn cũng phải lựa chọn kỹ lưỡng, phải dùng tre “bánh tẻ”, rồi phơi khô, ngâm nước. Giấy làm đèn là loại giấy dó, giấy nến để hình ảnh được rõ. Bên trong đèn, chính giữa là trục thẳng đứng làm bằng một thanh tre, vót tròn, chốt bằng hai kim nhọn hai đầu. Xung quanh trục đèn là những vòng trụ giấy dán hình người, con vật, cảnh vật... được sắp xếp, gá buộc thành nhiều tầng gọi là các tầng đèn. Ðể chiếc đèn có nhiều hình phong phú, người ta lồng và cắt dán đến bốn, năm tầng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền cho biết, vì làm thủ công tỉ mỉ và rất khó để sản xuất đại trà như nhiều mặt hàng đồ chơi điện tử nên không hiệu quả về kinh tế. Một thời gian dài, chiếc đèn kéo quân đã bị quên lãng, trẻ em có nhiều niềm vui khác với những thứ đồ chơi hấp dẫn hay những thiết bị công nghệ, rất khó để chúng say mê món đồ chơi dân gian truyền thống làm hoàn toàn thủ công.

“Tôi rất phấn khởi khi gần đây, Nhà nước đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, phát triển trò chơi dân gian. Cùng với đó là niềm đam mê đồ chơi truyền thống trong cộng đồng cũng được đánh thức một phần. Nhờ vậy, số lượng người tìm đến đặt mua đèn kéo quân ngày càng đông hơn”, ông Quyền chia sẻ.

Những người giữ nét đẹp đồ chơi Trung thu truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền nói chuyện, dạy trẻ cách làm đèn kéo quân tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Không chỉ làm đèn ở nhà, ông còn đến các địa chỉ văn hoá như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm triển lãm văn hoá Vân Hồ để nói chuyện, dạy cách làm đèn kéo quân… Thậm chí, có nhiều trường cấp 1, cấp 2 mở lớp ngoại khóa để ông Quyền có thể đến dạy, giúp các cháu nhỏ biết cách tự làm đồ chơi cho mình và hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của đèn kéo quân.

Dù đã ngoài 80, ông Quyền vẫn đi xe máy đến bất cứ đâu mỗi khi có lời mời. Ông nói: “Thêm một người biết là thêm một cơ hội để lưu giữ một nét văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau và rất vui mừng khi người dân Việt Nam không quay lưng lại với đồ chơi dân gian truyền thống”.

Không chỉ có những nghệ nhân cao tuổi như ông Hòa, ông Quyền, mà đến nay, những người trẻ cũng đã và đang bắt tay vào việc khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Đặng Văn Hậu (sinh năm 1985, làng Xuân La, xã Phương Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) - nghệ nhân làm tò he trẻ nhất Việt Nam.

Mỗi năm, khi Tết Trung thu cận kề, nghệ nhân Đặng Văn Hậu lại tất bật chuẩn bị cho ra đời các sản phẩm tò he để phục vụ người chơi. Những ngày này, trên phố Hàng Mã (Hà Nội), gian hàng nhỏ của nghệ nhân Đặng Văn Hậu luôn thu hút khách du lịch với những con giống bột được làm tỷ mỉ, công phu và vô cùng đẹp mắt.

Theo nghệ nhân Đặng Văn Hậu, việc gìn giữ và phát triển nghề nặn tò he truyền thống đã và đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là sự “lên ngôi” của đồ chơi công nghệ. Nhưng bằng tình yêu và niềm say mê, anh quyết tâm theo nghề đến cùng.

Năm 2017, anh may mắn khôi phục được nhiều mẫu con giống bột cổ xưa, dựa trên tiềm thức còn sót lại của nghệ sĩ Trịnh Bách cùng kỹ thuật điêu luyện của nghệ nhân tò he Đồng Xuân, Phạm Nguyệt Ánh. Đến nay, toàn bộ hình ảnh con giống bột như: Nghê hý châu, sư tử hý cầu, cá vàng, bộ lục súc và con giống ở Huế... đã được anh phục hồi lại gần như đầy đủ.

Những người giữ nét đẹp đồ chơi Trung thu truyền thống
Những ngày này, trên phố Hàng Mã (Hà Nội), gian hàng nhỏ của nghệ nhân Đặng Văn Hậu luôn thu hút khách du lịch với những con giống bột được làm tỷ mỉ, công phu và vô cùng đẹp mắt.

Gần 20 năm gắn bó với nghề nặn tò he, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu đã có nhiều đóng góp quan trọng trong gìn giữ, giới thiệu, quảng bá và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Giữa những món đồ chơi trung thu hiện đại, con giống bột mang vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần đặc sắc.

Đặc biệt, sự quan tâm, yêu mến của người chơi là thành quả xứng đáng cho quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của người nghệ nhân trẻ. Đồng thời, cũng là động lực để anh tiếp tục hành trình khôi phục và khẳng định vị trí của những tác phẩm tò he truyền thống.

Một mùa Trung thu nữa lại về, những chiếc đèn ông sao, những món đồ chơi Trung thu truyền thống được bày bán khắp các con phố. Hi vọng rằng với tâm huyết của những người vẫn miệt mài giữ ngọn lửa tình yêu với giá trị truyền thống của Tết Trung thu, các thế hệ trẻ sẽ luôn biết cách để gìn giữ và phát huy tiếp những giá trị đẹp đẽ đó.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động