Những ngôi chùa ở Thủ đô được mở cửa đón khách du Xuân
Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội Ghé thăm ngôi chùa cổ linh thiêng của Thủ đô Ngắm vẻ đẹp của ngôi chùa cổ hơn 800 năm tuổi ở Thành Nam |
1. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ (73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) đã mở cửa từ mùng 2 Tết để quý khách thập phương tới dâng hương, lễ chùa.
Nhà chùa cũng khuyến cáo thời tiết đang rét đậm, rét hại, trời đang mưa phùn, tình hình dịch bệnh phức tạp, nên nếu quý vị phật tử nào không thực sự cần thiết thì có thể thắp hương tại nhà, không cần tới tận chùa. Quý khách tới chùa cần tuân thủ 5K và các biện pháp phòng dịch cần thiết.
Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.
Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.
Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, ngôi chùa thu hút rất nhiều phật tử tới hành hương và cầu bình an, trở thành một chốn hồn thiêng giữa lòng Hà Nội.
2. Chùa Hà
Cũng giống như chùa Quán Sứ, chùa Hà ( 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã mở cửa đón khách thập phương từ mùng 2 Tết.
![]() |
Những ngày Tết, bên ngoài chùa Hà thoáng đãng, không đông đúc. (Ảnh: Thái Minh) |
Trong những ngày đầu năm mới, nhiều bạn trẻ đã đổ về đây để cầu duyên. Nhiều du khách phản hồi chùa không đông, vẫn đảm bảo giữ khoảng cách và có không gian để vãn cảnh chùa.
Đặc biệt, tại khu vực gần chùa Hà, Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) đã tổ chức điểm trông giữ xe miễn phí, hỗ trợ nhân dân trong trông giữ, bảo đảm an ninh trật tự nơi đây.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất. Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở miền Bắc.
Hiện nay, chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên, những ai đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.
3. Chùa Kim Liên
Cùng với chùa Một Cột, tháp Phổ Minh..., chùa Kim Liên (phố Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ) được coi là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.
Phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên, có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là một vị trí cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý nên đượm dáng vẻ cung đình.
Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong.
Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.
Chùa Kim Liên đã mở cửa đón khách từ mùng 1 Tết. Khách đến chùa vãn cảnh không đông đúc, đảm bảo giữ khoảng cách và tuân thủ 5K.
![]() |
Chùa Trấn Quốc yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông người khi đến chùa. (Ảnh: Phạm Thu Trang) |
4. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (cuối đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) nằm trên hòn đảo duy nhất của hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội - hồ Tây, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là ngôi chùa cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội với hơn 1.500 năm tuổi.
Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.
Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, ngày nay, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc vẫn mở cửa sáng mùng 1 Tết. Nhà chùa yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông người khi đến chùa.
Hiện nay, tuỳ theo cấp độ dịch tại từng phường mà các địa phương sẽ quyết định việc đóng hay mở cửa các cơ sở thờ tự, khu di tích để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025
Văn hóa 23/07/2025 15:12

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam
Media 19/07/2025 13:26

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân
Văn hóa 19/07/2025 06:14

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa
Văn hóa 17/07/2025 22:48

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm
Văn hóa 17/07/2025 18:32

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025
Văn hóa 17/07/2025 15:31

Hương sắc tháng Bảy
Văn hóa 17/07/2025 14:22