--> -->

Những “mảng sáng” trong năm học 2021-2022

Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp. Ngành Giáo dục đã linh hoạt ứng phó, kiên trì mục tiêu chất lượng, hoàn thành mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Ngành Giáo dục và Đào tạo: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ

Linh hoạt ứng phó

Năm học 2021-2022 là năm học mà ngành Giáo dục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục.

Đây là năm học quan trọng và cũng là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và là năm học thứ hai ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với cả nước, toàn ngành đã triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 bùng phát trở lại, bảo đảm các hoạt động giáo dục, đào tạo không bị “đứt gãy”.

Nhiều kết quả nổi bật phòng, chống dịch Covid-19trong năm học 2021-2022
Năm học 2021-2022, lần đầu tiên lễ Khai giảng năm học mới được tổ chức linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại các địa phương.

Ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo Khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng; tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp đối với trẻ em mầm non.

Khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và chính quyền các địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên các cấp đi học trở lại trong tháng 2/2022. Khi học sinh trở lại trường học, các cơ sở giáo dục đã tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường; tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh; sử dụng hiệu quả thời gian còn lại của năm học để tiếp tục tổ chức dạy học; đồng thời xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá trực tiếp, bảo đảm nghiêm túc, đúng quy chế.

Ngành Giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tổ chức thành công chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, dịch vụ viễn thông cho các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng Kho bài giảng điện tử phục vụ dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục; phối hợp với các Đài truyền hình tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình.

Bộ GD&ĐT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định tín dụng đối với cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và Quyết định tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến.

Với việc triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện kế hoạch năm học, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm học vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục.

Duy trì chất lượng giáo dục các cấp học

Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục các cấp học được củng cố, duy trì. Theo đó, đối với giáo dục Mầm non, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,78%. Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục Mầm non đạt 99,7%. Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 99,9%.

Đối với giáo dục phổ thông, 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, trong đó 25/63 tỉnh, thành phố được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 40% (tăng 5% so với năm học trước).

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống Quản lý thi.

Nhiều kết quả nổi bật phòng, chống dịch Covid-19trong năm học 2021-2022
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn.

Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.

Đối với giáo dục thường xuyên, 63/63 tỉnh,thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 44/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt 69,84% (tăng 15,88% so với năm học 2020-2021). Cả nước có 8.685 học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học cơ sở, gần 350.000 học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (tăng gần 30.000 người so với năm học 2020-2021). Kết quả đỗ tốt nghiệp THPT của học viên Chương trình giáo dục thường xuyên trên toàn quốc là 93,32% (tăng 3% so với năm học 2020-2021)…

Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học theo hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tự chủ đại học đã mở ra nhiều cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là trong thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước; đầu tư điều kiện thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học... Chất lượng giáo dục đại học có những cải thiện rõ rệt. Năm 2021, 5 cơ sở giáo dục đại học lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

Số lượng các sản phẩm công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học gia tăng nhanh chóng. Văn hóa kiểm định gắn với chất lượng đào tạo đã bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học.

Nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất, y tế trường học và giáo dục quốc phòng, an ninh

Trong năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030” và Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương, các cơ sở GD&ĐT triển khai thực hiện Chỉ thị tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.

Năm học này, toàn ngành cũng triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích; tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh.

Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ, từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đã chủ động xây dựng cẩm nang hướng dẫn kỹ năng dạy học trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và tổ chức tập huấn cho gần 9.000 giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý tại 63 tỉnh, thành phố; tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo các đề án về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã được phê duyệt.

Nhiều kết quả nổi bật phòng, chống dịch Covid-19trong năm học 2021-2022
Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ, từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên.

Đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cấp Mầm non đạt 91,7%; Tiểu học đạt 74,8%; Trung học cơ sở đạt 86,1% và THPT đạt 99,9%.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung 65.980 biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương cả giai đoạn 2022-2026; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện một số chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19...

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Bộ GD&ĐT đã ban hành các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các cấp học phổ thông, làm căn cứ để các cơ sở giáo dục khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí, ưu tiên các thiết bị phục vụ cho các lớp học đã thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện huy động các nguồn lực của xã hội để hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến cho học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tình trạng trường lớp có quy mô nhỏ, xuống cấp đã dần được khắc phục. Sĩ số học sinh/lớp cơ bản được thực hiện theo quy định. Nhiều địa phương đã chú ý thực hiện các giải pháp bảo đảm thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường. Hiện nay, cả nước có khoảng 459.100 phòng học các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT công lập, trong đó số phòng học kiên cố khoảng 390.834 phòng, đạt tỷ lệ kiên cố là 85,1%.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương. Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng trên tinh thần kiến tạo môi trường pháp lý để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, từng bước tháo gỡ các “nút thắt”, những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước về GD&ĐT, được nhân dân ủng hộ, đồng tình.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các nghị định, đề án, kế hoạch về phát triển GD&ĐT, trong đó đã phân công trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong triển khai thực hiện. Qua đó đã tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT.

Công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm thực hiện; tập trung vào những vấn đề nóng dư luận phản ánh; từng bước chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nề nếp trong các hoạt động GD&ĐT.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Toàn ngành đã tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nhiều kết quả nổi bật phòng, chống dịch Covid-19trong năm học 2021-2022
Dạy học trực tuyến giúp duy trì việc học trong điều kiện dịch bệnh.

Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã tích cực tham gia thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, lồng ghép với phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”.

Nhiều nhà giáo có những sáng tạo, đổi mới trong công tác giảng dạy để vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT. Qua phong trào thi đua đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động