-->

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Giải đáp việc sử dụng lao động chưa thành niên Quy định về sử dụng lao động chưa thành niên Sử dụng lao động chưa thành niên, phải có sự đồng ý của cha, mẹ

Anh Nguyễn Văn Minh ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội gửi thư đến báo Lao động Thủ đô hỏi: Tôi có làm gia công một số đồ chơi trẻ em phục vụ dịp Tết, công việc tương đối nhẹ nhàng. Do cần người làm gấp, tiền lương lại không cao nên khó thuê người làm. Gần nhà tôi có một số cháu học sinh lớp 8 chỉ đi học buổi sáng, nghỉ buổi chiều. Tôi đã hỏi các cháu và các cháu đồng ý nhận làm thêm giúp. Tôi xin hỏi việc tôi thuê các cháu học sinh lớp 8 làm việc có bị trái quy định pháp luật không? Khi thuê các cháu học sinh làm việc tôi cần phải lưu ý những gì và phải làm thủ tục gì?

- Vấn đề anh Nguyễn Văn Minh hỏi được chuyên gia của Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội trả lời như sau:

Bộ luật Lao động 2019 quy định 4 nguyên tắc khi sử dụng lao động chưa thành niên, đó là:

Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên
Lao động vị thành niên chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Ảnh minh họa.

Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Người chưa đủ 15 tuổi làm việc không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành.

Danh mục công việc nhẹ mà người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm, đã được Bộ LĐTBXH quy định cụ thể tại Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020). Đó là: Biểu diễn nghệ thuật; vận động viên thể thao; lập trình phần mềm; các nghề truyền thống: Chấm men gốm, cưa vỏ trai, làm giấy dó, làm nón lá, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, thêu thổ cẩm, làm bún gạo, làm miến, làm giá đỗ, làm bánh đa, dệt tơ tằm, se sợi hoa sen, vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm các nghề thủ công mỹ nghệ: Thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; tranh khắc gỗ, biếu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; thiếp mừng từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

Những người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm các nghề như đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên (mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón); nuôi tằm; làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa; chăn thả gia súc tại nông trại; phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản; cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo các quy định: Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 6 tháng. Người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

Đối chiếu quy định của pháp luật và trường hợp anh hỏi, việc anh thuê các cháu học sinh lớp 8 làm công việc gia công đồ chơi trẻ em có tính chất nhẹ nhàng là không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, anh cần lưu ý những điều được quy định trong Bộ Luật Lao động về sử dụng lao động vị thành niên mà chúng tôi vừa nêu ở trên để thực hiện đúng.

Phạm Diệp (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?

Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?

(LĐTĐ) Phạm Thị Huyền Trang đóng vai trò là quản lý cấp cao với nhiệm vụ xây dựng kịch bản lừa đảo, đào tạo, huấn luyện nhân viên trong đường dây lừa đảo hơn 13.000 người, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng...
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?

Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?

(LĐTĐ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo

Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo các chủ phương tiện không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, không truy cập các đường link hoặc quét mã QR không rõ nguồn gốc để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo liên quan đến đăng kiểm xe cơ giới.
Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên

Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, những ngày cận Tết Nguyên đán, hầu hết các gia đình đều tổ chức bữa tiệc tất niên để tụ họp, đoàn viên. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia trong buổi tất niên, rồi sau đó tham gia giao thông lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông.
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?

Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?

(LĐTĐ) Vụ việc 4 người trong cùng một gia đình tử vong tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức độ nghiêm trọng và hành vi của nghi can Vũ Văn Vương.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng, đây là thông tin không chính xác.
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù

Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù

(LĐTĐ) Sau Nghị quyết 173/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025, cho tới thời điểm này, thuốc lá điện tử là hàng cấm, nhiều chế tài xử lý việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử… chính thức được áp dụng.
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR

Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đã ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17 Luật BHXH 2014. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

(LĐTĐ) Gần đây xuất hiện nhiều tranh chấp trong việc đặt cọc mua đất đai, nhà thuộc các dự án... Người hiểu luật sẽ soạn thảo văn bản đặt cọc chặt chẽ, giải quyết mẫu thuẫn bằng cách khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc nếu có dấu hiệu hình sự. Nhưng cũng có không ít trường hợp phải chấp nhận mất cả chì lần chài, bị đối tác lật cọc.
Xem thêm
Phiên bản di động