Những lưu ý khi dùng mật ong
Bắt quả tang cơ sở sản xuất hơn 2.000 lít mật ong giả tại Hà Nội Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc |
Tác dụng của mật ong với sức khỏe
Bài viết của bác sĩ Vũ Hồng trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra những tác dụng tuyệt vời của mật ong đối với sức khỏe như sau:
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng: Hàng ngày nên ăn 5 thìa cafe mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
- Bồi bổ cơ thể: Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh. Có thể uống liên tục trong 1 tháng, mỗi tuần 2-3 lần, 1 năm duy trì từ 2-3 tháng.
Mật ong giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. |
- Hồi phục sức lực sau khi ốm dậy: Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp phục hồi sức lực khi vừa ốm dậy. Lấy 3 - 5g tam thất trộn với 2-3 thìa cafe mật ong, dùng khoảng 15 ngày liên tục sau ốm.
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm: Uống một cốc nước chanh ấm có pha thêm 2 thìa cafe mật ong. Dùng duy trì đến khi hết triệu chứng.
- Trị ho: Một quả chanh tươi, khía ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ, sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho và có thể dùng đến khi hết triệu chứng.
Lưu ý: Mật ong chỉ phát huy hết tác dụng nếu là mật ong rừng nguyên chất, cơ sở sản xuất uy tín. Bảo quản mật ong bằng đồ đựng thủy tinh hoặc vật dụng không gây phản ứng oxy hóa với thành phần của mật ong.
Những đại kỵ khi sử dụng mật ong
Báo Vietnamnet dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội cho biết, Đông y coi mật ong là vị thuốc tốt cho sức khỏe như trị ho, trị đau dạ dày, dùng cho người bị tăng huyết áp, suy giảm sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng mật ong bạn nên tuyệt đối tránh kết hợp với một số thực phẩm khác có thể gây hại cho sức khỏe.
Không kết hợp hẹ cùng mật ong
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.
Không kết hợp mật ong với hành
Axit hữu cơ, men trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Những người ở thể nhiệt khi dùng mật ong sẽ bị nóng trong người. |
Không kết hợp mật ong cùng sắn dây
Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.
Mật ong kỵ đậu nành
Mật ong kết hợp cùng đậu nành sẽ gây chướng bụng, tích trệ đại trường, thậm chí gây chết người.
Đậu nành giàu chất dinh dưỡng như protein và acid amin; cung cấp chất béo, carbs và nhiều loại vitamin và khoáng chất, rất có ích cho cơ thể. Tuy đậu nành và mật ong tốt là thế, nhưng khi kết hợp hai thứ này với nhau sẽ xảy ra những phản ứng sinh hóa với các enzym, khoáng chất và protein thực vật có trong mật ong và đậu nành, gây hiện tượng ngộ độc và tiêu chảy. Hỗn hợp đậu nành và mật ong bị đông cứng trong dạ dày gây hiện tượng khó thở và có thể dẫn đến hôn mê.
Cách giải độc khi ăn đậu nành với mật ong: Nếu bị ngộ độc khi ăn đậu nành với mật ong trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Gây nôn để giúp thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể.
Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không nên ăn mật ong
Mật ong giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế nhiều phụ huynh đã thêm mật ong vào đồ ăn hoặc sữa của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để điều chỉnh khẩu vị và tăng giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thích hợp để ăn mật ong. Mật ong dễ bị nhiễm khuẩn botulinum trong quá trình ủ và vận chuyển, vì ong có thể mang phấn hoa và mật bị nhiễm botulinum trở lại tổ trong quá trình lấy phấn hoa. Bào tử độc tố botulinum vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao 100°C.
Do chức năng tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chức năng giải độc của gan kém, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng nên độc tố botulinum rất dễ sinh sôi trong ruột và sinh ra độc tố, từ đó gây ngộ độc.
Không dùng mật ong cho người thể nhiệt
Những người ở thể nhiệt khi dùng mật ong sẽ bị nóng trong người. Theo Đông y mật ong tính nóng, những người thể trạng nhiệt như hay nóng trong người, lòng bàn chân, bàn tay nóng, hay bốc hỏa lên đầu, nhiệt miệng, ợ hơi, ợ chua… thì không nên dùng hoặc nếu dùng thì cũng cần dùng với một lượng ít 1-2 thìa cà phê 1 ngày, dùng 2-3 ngày khi cần thiết.
Trong y học cổ truyền “nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng”, nếu lạm dụng mật ong ở những người thể nhiệt sẽ khiến người dùng cảm thấy bồn chồn, khó chịu, tức ngực, mất ngủ...
Trên đây là những tác dụng của mật ong và những đại kỵ khi sử dụng mật ong. Hãy sử dụng mật ong đúng cách để nhận được những tác dụng tốt nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58