--> -->

Những góc bàn thờ ngày Tết...

Bàn thờ của Tết miền Bắc thì thường có cành đào nhỏ, bánh chưng xanh, quả Phật thủ… Bàn thờ ở Tết miền Nam thì chủ yếu là mâm ngũ quả, còn bàn thờ của Tết miền Trung có hai thứ gần như không thể thiếu là những nải chuối sứ cùng bình hoa Lay ơn…
Mùi hương của… Tết! Tết là để trở về! Tết ở bản Hua Tạt

Đêm 30 Tết là cái đêm nhiều mênh mang nhất của cả lòng người và trời đất trong cái khoảnh khắc chuẩn bị tạm biệt một năm cũ, rồi sửa soạn cất bước chân đầu tiên đi qua năm mới. Chính vì thế, đêm 30 cũng là đêm mà những góc thờ phụng trong nhà bao giờ cũng rất sạch sẽ, tươm tất, đèn điện sáng choang… và mùi nhang trầm thì cứ tỏa hương dịu dịu trong cái gió hơi se lạnh.

Ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa sum vầy của những thành viên gia đình sau một năm ngược xuôi mưu sinh, ngày Tết còn là dịp “trở về” cùng nhau của những ông bà, họ hàng quen thuộc trong ý niệm về tâm linh.

Chẳng biết từ bao giờ, khi mình bắt đầu hiểu về Tết, mình rất hay ngước nhìn lên những góc bàn thờ tinh tươm ấy…

Những góc bàn thờ ngày Tết...
Bàn thờ của Tết miền Bắc thường có cành đào nhỏ, bánh chưng xanh,...

Thời điểm của việc sửa soạn bàn thờ Tết thường là đã bắt đầu sau 23 tháng Chạp, khi những bộ lư đồng được mang đi đánh bóng sau một năm dài phủ đầy bụi bám. Má cũng phải liên hệ người quen, đặt những buồng chuối sứ to và đẹp để dành riêng cho 3 ngày Tết, vì nếu cứ đợi ra chợ mua có khi lại không có sẵn những những nải chuối theo đúng ý mình. Riêng hoa Lay ơn thì nhiều nên rất dễ mua, không cần phải chuẩn bị hay đặt hàng trước - chỉ là phải chấp nhận càng gần Tết thì lại càng phải bị mua giá cao hơn bình thường.

Bàn thờ ngày Tết miền Trung dĩ nhiên bao giờ cũng có ít bánh mứt, món chay hay món mặn dọn lên rồi mang xuống sau mỗi lần cúng kiếng. Nhưng cái mâm bồng được xếp vòng tròn xoe có khi lên đến 5 - 7 nải chuối sứ xanh ngắt, ở chính giữa trên cao hay có thêm một trái thơm với phần cuống lá dài điểm xuyến… bao giờ cũng sừng sững ở đấy. Còn ở một góc bên này bàn thờ là màu đỏ thẫm của những cánh hoa Lay ơn nở rực rỡ không thể nào đẹp hơn nữa giữa tiết trời mát mẻ của mùa xuân. Hai cái điểm nhấn ấy cùng với đốm lửa đỏ lập lòe của nén nhang trầm cứ thế tạo nên một khung hình đầy màu sắc, sinh động và ấm áp trong ánh mắt của mình.

Ngày Tết, cứ hễ chuẩn bị đi đâu là mắt lại ngước nhìn lên góc bàn thờ, như thể cất lên một lời thưa trong ý nghĩ. Lúc về cũng sẽ như thế, như cách chào hỏi của những người con trong nhà với những người lớn tuổi. Rồi cứ mỗi lần thấy nhang sắp tàn trên lư hương thì tự mình lại đi thắp. Cái tục lệ 3 ngày Tết lúc nào cũng để một nén nhang tỏa những vòng khói nhè nhẹ trên bàn thờ, trở thành cái nếp mà trong nhà ai cũng tự ý thức làm việc đó mà không cần phải nhắc nhở.

Trong những cái Tết trở về sau những chuyến đi xa, cứ mặc nhiên trong những món quà có thứ gì ngon nhất, độc đáo nhất đều cũng mang lên để một góc bàn thờ trước. Vừa là một sự thành kính cũng vừa là một điều gì đó thuộc về cảm xúc của sự chia sẻ. Vì chính bản thân mình cũng biết rằng, đâu đó, trong những ngày tháng giông bão của chặng đường vừa qua, có lúc mình đã đứng cạnh một dòng sông, một núi đồi, một bờ vực hoặc trong một căn phòng tối… nhưng mắt vẫn luôn hướng về với những góc bàn thờ nơi quê nhà. Chỉ để tìm một điểm tựa, mong cầu một sự phù hộ hoặc đơn giản là tiếp thêm một chút nghị lực sống giúp mình có thể bước qua những trùng vây khó khăn này.

Những góc bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà sẽ có những khuôn hình hoàn toàn khác nhau. Nhưng ở đấy, và vẫn luôn ở đấy, Tết sẽ mãi mãi bình an và ấm cúng dù chỉ là những bày biện đơn sơ hay thật nhiều món ngon vật lạ.

Ước gì, đêm 30 Tết nào trong cuộc đời mình, cũng được đứng trước những góc bàn thờ nơi quê nhà ấy. Và, mình mở lòng mình ra như một dòng chảy đón nhận tất cả yêu thương…

Nguyễn Phong Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Triển vọng giá vàng tuần tới không khả quan, khảo sát mới nhất của Kitco cho thấy, cả chuyên gia và nhà đầu tư đều bi quan về giá vàng tuần tới.
Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo trong kỳ điều hành tới, giá xăng đồng loạt giảm còn giá dầu sẽ tăng nhẹ.
Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Ngày 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 31.454 lao động, tăng 21,62% so với cùng kỳ năm 2024, tăng 33,4% so với tháng trước.

Tin khác

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động