Những điều cần biết trước khi ăn cua để tránh tai họa xảy ra
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 5 nguyên tắc cơ bản của ăn sạch | |
Tác dụng không ngờ khi bạn ăn chuối mỗi ngày | |
Mùa hè: Người bị tiểu đường cần lưu ý những gì? | |
Những loại quả "made in Vietnam" rất tốt cho bé |
Không chế biến cua chết: Trong cua chết có chứa thành phần hóa học histidine có thể gây độc, khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu, lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Không nấu lại canh cua để ăn: Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu, thịt cua bị biến chất và gây độc.
Không ăn cua sống: Việc ăn cua sống là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là 'lungfluke' và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.
Không uống trà khi ăn cua: Không nên uống nước trà sau khi ăn cua vì điều này trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Các chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Không ăn hồng khi ăn cua: Chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là hình thành sỏi thận.
Phụ nữ có thai không nên ăn cua: Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng, vì thứ nhất độc tính trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ; thứ hai, tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, thậm chí sảy thai hoặc sinh non.
Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch: Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, do vậy, việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này gây nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp.
Người bị bệnh gout không nên ăn cua: Hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Hơn nữa, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.
Theo D.Nhung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47