Những điều cần biết khi mua đồ gia dụng hàng Nhật nội địa
![]() | 6 thói quen "lợi bất cập hại" khi sử dụng đồ điện tử |
![]() |
Cần tìm hiểu kỹ trước khi mua đồ gia dụng hàng Nhật nội địa. Ảnh: H.Thu |
Nắm được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, thời gian qua đã có rất nhiều nơi quảng cáo bán đồ gia dụng “hàng Nhật nội địa” cho người tiêu dùng. Qua tìm hiểu được biết, hiện nay trên thị trường đồ gia dụng hàng Nhật, được chia thành nhiều loại, hàng bãi Nhật và hàng 2nd (second hand - đồ cũ Nhật).
Hàng bãi Nhật là các đồ điện tử nội địa Nhật được người Nhật vứt đi do không có nhu cầu sử dụng nữa. Đây được xem là đồ rác phế liệu bị thải ở Nhật, bởi đó là những đồ cũ, lỗi thời nhưng còn sử dụng được, đồ đã bị hỏng do lỗi linh kiện. Tất cả những đồ bỏ đi này sẽ được gom tập trung vào bãi rác phế liệu ở Nhật.
Loại thứ hai là hàng điện tử 2nd Nhật. Đây là những đồ điện gọi là đồ cũ Nhật, đang được bán tại Nhật và được nhiều người sống ở Nhật mua để sử dụng. Những đồ này gồm các loại: Đồ cũ không sử dụng đến nên bán lại cho cửa hàng đồ cũ; đồ mới tinh, không sử dụng đến, cất lâu ngày bán lại cho cửa hàng đồ cũ, shop online đồ cũ. Đồ sử dụng lâu năm muốn thay mới nên bán lại cho shop đồ cũ. Tuy nhiên, để phân biệt hai loại hàng này không hề dễ dàng bởi hình dáng thì không khác gì nhau, chỉ khi dùng mời biết chính xác được đó là hàng tốt hay hàng kém chất lượng.
Theo chị Vũ Thu Huyền, một người đang sinh sống tại Nhật cho biết, thời gian gần đây do nhu cầu mua hàng nội địa Nhật Bản ở Việt Nam tăng cao, vì vậy mà chị đã dành thời gian để đi gom hàng rồi chuyển về Việt Nam để bán. Các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng nồi cơm điện và các loại đồ gia dụng khác nhau tùy theo nhu cầu của khách. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng này khi về đến Việt Nam giá luôn cao hơn các mặt hàng mua tại các cơ sở bán hàng Nhật tại Việt Nam.
Lý giải điều này, chị cho biết: Do các mặt hàng chuyển về Việt Nam hầu hết đều phải đi mua lại ở các shop bán đồ cũ tại Nhật, vì vậy giá được tính theo giá bán cho người Nhật. Đối với những sản phẩm khách yêu cầu, nếu không có sẵn ngoài thị trường, chị phải tham gia các phiên đấu giá mới có thể mua được hàng cho khách, cộng chi phí vận chuyển về Việt Nam nên giá thành thường cao.
Khi được hỏi, tại sao người Nhật không sửa đồ đã hỏng để dùng tiếp, chị Huyền cho biết, ở Nhật, chi phí sửa chữa các mặt hàng điện gia dụng là rất đắt, có thể gần bằng 1/2 đồ mới, vì vậy họ không sửa mà thường vứt đi (thuê công ty gom rác tới chở đi đến bãi rác tập trung và phải trả chi phí vứt rác). Lợi dụng điểm này, các cơ sở tại Việt Nam nhập về sửa chữa lại, rồi quảng cáo là hàng nội địa và bán cho khách. Chính vì vậy mà giá thành luôn thấp hơn hàng nội địa mua tại Nhật.
![]() |
Ở Nhật Bản, đồ gia dụng hỏng thường bị bỏ đi làm rác thải. Ảnh: H.Thu |
Cũng theo chị Huyền, để kiếm được các sản phẩm tốt bên Nhật không hề đơn giản. Khi có khách đặt hàng, chị mới đi tìm tại các shop, các cửa hàng bán đồ cũ tại Nhật. Cũng có lúc phải chờ có đợt khuyến mại, giảm giá mới mua, nếu không, giá thành các sản phẩm này cũng có giá thành không hề rẻ. Bởi hàng nội địa tại Nhật Bản luôn có những yêu cầu về chất lượng cao hơn so với hàng xuất khẩu, vì thế, giá cao cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Theo khuyến cáo của một số người đã từng mua và sử dụng hàng nội địa Nhật Bản cho biết, nếu có nhu cầu mua và sử dụng mặt hàng này, người tiêu dùng cần tìm đến các địa chỉ có uy tín. Khi mua cần hỏi rõ chính sách bảo hành hoặc sửa chữa nếu gặp phải hư hỏng.
Vì hàng nội địa Nhật thường sử dụng điện 100 - 110V nên cần có thêm bộ đổi nguồn điện để tránh việc cắm nhầm điện 220V sẽ làm hỏng thiết bị. Mặc dù các cơ sở bán hàng luôn có cam kết chính sách bảo hành, tuy nhiên các cơ sở này đều không chấp nhận việc bảo hành đối với các trường hợp cắm nhầm nguồn điện khi sử dụng các thiết bị. Ngoài ra, để tránh việc phải mua đồ cũ với giá cao, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu kỹ các cơ sở và mặt hàng trước khi mua để hạn chế rủi ro mua phải hàng kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường
Tin khác

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Tiêu dùng 15/05/2025 11:00

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Tiêu dùng 14/05/2025 14:23

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Tiêu dùng 07/05/2025 14:32

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt
Tiêu dùng 26/04/2025 18:01

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26