Những điểm mới trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
Thúc đẩy bình đẳng giới trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | |
Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), góc nhìn từ ngành Y | |
Nhiều đóng góp tâm huyết vào Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) |
10 điểm mới với người lao động
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh thì Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội Kỳ họp này, gồm 17 chương và 220 điều. Trong đó đã thể hiện được 10 điểm mới chủ yếu đối với người lao động và 6 điểm mới chủ yếu đối với người sử dụng lao động.
Người lao động đặc biệt quan tâm đến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: LĐTĐ |
Cụ thể, đối với người lao động có 10 điểm mới trong dự thảo Luật, đó là: Lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ Luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động; Quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; Quy định chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động;
Bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động; điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động, nhất là những lao động tại các doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động nhiều doanh nghiệp.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động; quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện; quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí. Như vậy điểm mới đáng chú ý nhất liên quan đến chủ sử dụng lao động là “Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà thực hiện trên sự thương lượng, thỏa thuận của hai bên”. Điều này cần vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn. |
Đồng thời, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên; bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế của Bộ luật Lao động hiện hành nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động; Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, bổ sung quy định linh hoạt hơn, quyền lựa chọn cơ chế giải quyết sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
6 điểm mới đối với người sử dụng lao động
Đối với người sử dụng lao động, theo bà Nguyễn Thúy Anh, Dự thảo Luật có 06 điểm mới đối với người sử dụng lao động gồm: Lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác; mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài;
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.
Như vậy điểm mới đáng chú ý nhất liên quan đến chủ sử dụng lao động là “Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà thực hiện trên sự thương lượng, thỏa thuận của hai bên”. Điều này cần vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn.
Liên quan đến quy định khung giờ làm thêm trong Dự thảo Luật, phát biểu tại Nghị trường ngày 23/10, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Từ năm 2000 đến nay, nhiều nước phát triển giảm số giờ làm mỗi tuần xuống chỉ còn 36 - 38 giờ, đơn cử "Đức là một trong những nước có năng suất lao động cao nhất thế giới, nhưng người lao động chỉ làm việc 26 giờ mỗi tuần. Trong khi, ở Việt Nam hiện nay, việc chênh lệch số giờ làm ở khu vực nhà nước (40 giờ mỗi tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ mỗi tuần) được Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho là không bình đẳng. Thực tế, không có nước nào mà luật lao động lại quy định công chức làm ít giờ, công nhân làm nhiều giờ. Hầu hết các nước chỉ quy định chung về số giờ làm cho tất cả các khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần có lộ trình giảm giờ làm bình thường cho người lao động từ 48 giờ xuống 40 giờ mỗi tuần trong 10 năm; trước mắt sẽ giảm còn 44 giờ, đến sau 2030 thì giảm còn 40 giờ. Nếu thực hiện được điều này, chúng ta vẫn đi sau thế giới 80 năm". |
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13