Những địa điểm ở Hà Nội nên đi lễ đầu Xuân năm mới
Khám phá Hộp quà Tết “Ngũ Phúc Mãn Đường” đón Xuân Tân Sửu Ngày xuân ở những làng chèo Xuân về trên miền biên viễn |
Để phục vụ nhu cầu xin chữ đầu năm, ông đồ ở khu vực Hồ Văn cho chữ qua tấm chắn để đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan chức năng. |
Mỗi dịp Xuân sang cũng là khoảng thời gian để mọi người tìm đến những chốn thanh tịnh, tìm lại chút bình yên sau một năm bôn ba vất vả, để tâm thanh thản hòa vào cảnh sắc đất trời sang Xuân. Trong đó những địa điểm văn hóa đặc biệt ở Hà Nội nên đến trong dịp đầu Xuân năm mới.
Tuy nhiên ở thời điểm này dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Dù tình hình chống dịch tại Hà Nội được thông báo là đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nếu đi lễ đầu năm, người dân vẫn cần thực hiện nghiêm các quy định của địa phương và khuyến cáo của các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch. Điển hình như thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.
Chùa Trấn Quốc
Được xem là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng, chùa Trấn Quốc có lịch sử hơn 1.500 năm là nơi tâm linh nổi tiếng của du lịch Hà Nội và nằm trong top 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Dịp đầu năm, ngôi chùa không chỉ thu hút khách đến dâng lễ cầu bình an mà còn du xuân vãng cảnh chùa, cảnh Hồ Tây mùa Xuân về.
Chùa Trấn Quốc. |
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc là sự kết hợp hài hòa giữa sự uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã của hồ nước mênh mông. Đặc biệt, tại chùa Trấn Quốc du khách còn được chiêm ngưỡng Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m.
Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô được đặt đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, vô cùng trang trọng. Với phong cảnh hữu tình, chùa Trấn Quốc là điểm đến của các Phật tử và du khách thập phương.
Chùa Quán Sứ
Là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội, thuộc “Tứ Trấn Thăng Long”, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 15, là một trong những ngôi chùa lâu đời của Việt Nam.
Hiện nay, khi đến chùa, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được.
Chính điện chùa Quán Sứ. |
Tam quan của chùa có 3 tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Chùa có một tòa chánh điện cao, hình vuông nơi thờ các pho tượng Phật lớn và mạ vàng lộng lẫy được để ở nơi trang nghiêm nhất trong chùa.
Ngoài ra, gian bên phải chánh điện là nơi dùng để thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả và gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những khách trong nước và quốc tế tới cầu phúc.
Phủ Tây Hồ. |
Khi nhắc đến Phủ Tây Hồ người ta sẽ nghĩ ngay đến tín ngưỡng thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ , một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Đáng chú ý nhất trong các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (thủy) và Mẫu Địa. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách.
Được coi là nơi linh thiêng nên vào dịp Tết đến, Xuân về, phủ Tây Hồ luôn đón một lượng du khách đổ về đây rất đông, ngoài việc lễ chùa cầu may, cầu lộc, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ.
Đền Ngọc Sơn
Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn là điển hình về không gian, kiến trúc, là hình ảnh đáng tự hào của người dân đất kinh kỳ xưa và nay.
Đền Ngọc Sơn. |
Kiến trúc của đền Ngọc Sơn là một trong những phong cách kiến trúc điển hình thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường…
Đền Ngọc Sơn - Điểm du lịch tâm linh đầu năm, hiện nay bao gồm cả một quần thể kiến trúc đó là: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lầu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học. Sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi cùng tham gia xây dựng đất nước.
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách khi có dịp đến với Tết Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày Tết truyền thống với ước mong năm mới an lành, hạnh phúc.
Chùa Liên Phái
Chùa Liên Phái là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Đáng chú ý nhất là toà Cửu phẩm ở hàng trước, được coi như quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa cổ ở Hà Nội. Năm 1962, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Cổng chùa Liên Phái. |
Chùa Liên Phái có địa chỉ tại phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chùa do Lân Giác Thượng sĩ thuộc Thiền phái Lâm Tế lập vào năm 1726, đời Vua Lê Dụ Tông.
Thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) chùa có tên là Liên Hoa, đến năm 1733, chùa đổi tên là Liên Tông. Năm 1841, vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị nên chùa đổi tên là Liên Phái. Trên cổng ngõ ở bên tay phải số nhà 182, phố Bạch Mai có đề tên chùa bằng cả chữ Hán lẫn Quốc ngữ.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu, tọa lạc tại quận Ba Đình. Chùa được xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông.
Chùa Một Cột. |
Tương truyền, khi đang lo lắng vì đã cao tuổi mà vẫn chưa có hoàng tử thì một đêm, vua nằm mơ thấy Phật Bà hiện trên đài sen trong hồ nước, tay bế một đứa con trai trao vua.
Thời gian sau, hoàng hậu hạ sinh một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Để ghi ân điều này, vua đã cho xây một ngôi chùa có dáng dấp hoa sen trong hồ nước và đặt tên là Diên Hựu.
Chùa chỉ có một gian được đặt trên một trụ giữa hồ sen. Điểm nhấn của ngôi chùa nằm ở họa tiết và kiến trúc độc đáo trông như một bông sen trên mặt nước, dân gian quen gọi là chùa Một Cột.
Hiện chùa nằm trong cụm tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – ao cá, nhà sàn Bác Hồ - chùa Một Cột và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11