--> -->

Những cựu chiến binh với khát vọng làm giàu quê hương

Vượt lên những mất mát, đau thương của chiến tranh, những cựu chiến binh là thương, bệnh binh vẫn đang tận tâm, tận lực cống hiến cho công cuộc đổi mới quê hương. Họ là những người duy trì, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ không quản ngại khó khăn, sẵn sàng xông pha nơi gian khó... là những người chiến thắng trên mọi mặt trận, dù là thời chiến hay thời bình...
Cựu chiến binh trong “trận chiến” chống dịch Thanh Trì bàn giao nhà Đại đoàn kết cho cựu chiến binh khó khăn

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có nhiều cựu chiến binh gương mẫu, vượt qua trở ngại bệnh tật để vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế vững mạnh, giúp nhiều người có việc làm, góp phần làm giàu quê hương. Trong đó, phải kể đến ông Lê Văn Huệ (sinh năm1962, thương binh 4/4, trú tại thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai). Ông Huệ bị thương ở chiến trường Campuchia, có 3 vết thương thực thể, hiện nay vẫn còn mảnh kim loại trong người. Những lúc trái gió trở trời, ông Huệ vẫn bị hành hạ bởi những vết thương do chiến tranh để lại.

Những cựu chiến binh với khát vọng làm giàu quê hương
Thương binh Lê Văn Huệ vượt qua khó khăn, nỗ lực phát triển kinh tế. Ảnh: Kim Tiến

Trong những năm qua, mặc dù thương tật, nhưng ông Huệ và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cách đây hơn 30 năm, vợ chồng ông Huệ nhận đất, nhận rừng lên Hòa Thạch kiếm kế sinh nhai. Ông Huệ chia sẻ: Những ngày đầu mới bắt tay vào công việc, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên chúng tôi trồng chè phục vụ cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên sau đó, cây chè không còn mang lại nguồn lợi kinh tế nữa, chúng tôi chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và nuôi gà đẻ, gà thịt”.

Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Thậm chí, có thời điểm nuôi, trồng hiệu quả, thu nhập lên tới 600 triệu đồng/năm. Bên cạnh các hoạt động đẩy mạnh phát triển kinh tế, ông Huệ cũng tham gia công tác ở thôn với vị trí Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã thôn Long Phú. Ông Huệ thường xuyên cùng cán bộ thôn đi học tập các mô hình kinh tế mới, cách nuôi trồng hiệu quả để truyền đạt lại cho bà con nông dân. Là người có uy tín trong cộng đồng, ông tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống…

Với cựu chiến binh Trần Đắc Vân (ở xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ), trong những năm qua, ông vẫn không ngừng vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh bệnh tật để làm giàu chính đáng cho gia đình và quê hương. Tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, Campuchia, trong quá trình làm nhiệm vụ, ông Vân bị thương ở chân và ở đầu, dẫn đến suy giảm khả năng lao động 81%. Song với bản chất người lính Cụ Hồ, sống và lao động là vinh quang, nên ngày trở về quê hương với sự năng động, nhạy bén, ông Vân đã mạnh dạn lựa chọn mô hình sản xuất chăn nuôi thủy sản để vực kinh tế gia đình đi lên. Ông Vân chia sẻ: “Ngày đó, những dịp đi thăm bạn bè, tôi thấy họ có nhiều mô hình nuôi cá hay quá nên cảm thấy thích thú và tìm hiểu. Điều quan trọng, với việc làm kinh tế theo hướng chăn nuôi thủy sản sẽ phù hợp với điều kiện sức khỏe của tôi. Vậy nên, tôi quyết liều một phen”.

Năm 2001, ông Vân được Ủy ban nhân dân xã Ngọc Hòa tạo điều kiện, giao thầu đầm cá tại khu vực đầm Cầu. Ông Vân đã cùng với gia đình bắt tay xây dựng mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp chăn nuôi gia cầm với diện tích gần 5ha. Nhờ ham học hỏi và tính cẩn thận, mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp của gia đình ông Vân dần phát triển vượt trội và trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi tiêu biểu trên địa bàn xã. Hiện tại khu đầm của gia đình ông đang nuôi thả nhiều loại cá như: Trắm, chép, trôi, rô phi, cá chim... Kết hợp với đó là 2 khu chăn nuôi vịt và ngan mỗi lứa với gần 5.000 con. Mỗi năm, cùng với nguồn thu từ vịt và ngan đã mang lại cho gia đình doanh thu gần 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên và khoảng 10 lao động thời vụ. Hiện nay, gia đình ông đã có một cơ ngơi khang trang bề thế, các con đều trưởng thành và có công việc ổn định.

Phát huy phẩm chất “anh bộ đội Cụ Hồ”, phát huy tinh thần “thương binh tàn nhưng không phế”, những người lính trở về quê hương họ vẫn miệt mài tham gia công tác ở địa phương, nhiều người còn tự làm kinh tế vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Tương tự, là một người chiến sĩ từng có nhiều năm tháng chiến đấu tại chiến trường miền Nam ác liệt, nhà giáo Nguyễn Chí Dũng (nguyên Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cũng thường xuyên nhớ lại những kí ức của một thời rực lửa với nhiều hy sinh nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Với bản lĩnh “thương binh tàn nhưng không phế”, khi hòa bình lập lại, nhà giáo Nguyễn Chí Dũng đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và khi hết tuổi công tác về sinh hoạt tại khu dân cư, đồng chí luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình…

Ngoài những cựu chiến binh kể trên, còn rất nhiều tấm gương sáng vượt lên hoàn cảnh, tiếp tục làm giàu, đẹp cho quê hương, đất nước. Có thể kể đến, cựu chiến binh Doãn Văn Chắt (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất) với mô hình kinh doanh xăng dầu; cựu chiến binh Trương Văn Dần (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai) với mô hình trang trại chăn nuôi gà… Các cựu chiến binh đã, đang có những đóng góp công sức không nhỏ cho công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô hôm nay. Đặc biệt, phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, nhiều cựu chiến binh luôn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng như: Trực chốt phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn; bảo đảm trật tự đô thị... Qua đó, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Thành phố Hà Nội hiện có hàng chục nghìn cựu chiến binh. Trong chiến tranh, họ là những người xông pha nơi chiến trường, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều người bị thương, trở thành thương, bệnh binh, không ít người dù không bị thương nhưng lại bị nhiễm chất độc hóa học… Thế nhưng, thương tật do chiến tranh để lại vẫn không làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho quê hương của những người lính khi xưa. Họ xứng đáng là điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng trong đời thường...

Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, cùng với các hoạt động thăm hỏi, tri ân thân nhân các gia đình liệt sĩ là các hoạt động tôn vinh đóng góp của các thương binh cho bản thân, gia đình và xã hội, thực hiện lời dạy của Bác đối với thương binh: “Tàn nhưng không phế”. Hình ảnh những người lính cụ Hồ vốn đã đẹp, nay lại đẹp hơn khi mang đến những tấm lòng đáng trân trọng, đồng hành sát cánh cùng người dân./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.
Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

191 đoàn viên, người lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Ngày 11/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc chị M tố bị người đi ô tô bán tải dùng gậy giống dùi cui đánh vào đầu vì... không nhường đường, Công an phường Phúc La (Hà Nội) đã khẩn trương làm rõ, xác định danh tính đối tượng có hành vi bạo lực.
Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Hướng tới chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, đồng thời hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thao Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn huyện năm 2025.

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa công bố kết quả thực hiện công tác 4 tháng đầu năm 2025, ghi nhận những kết quả tích cực trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Với việc khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô, Hà Nội chính thức đặt nền móng cho một hệ sinh thái truyền thông công hiện đại, lấy công nghệ làm trụ cột, báo chí làm trung tâm và người dân làm đối tượng phục vụ.
Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.
Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 9/5, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 30 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc các đơn vị.
Xem thêm
Phiên bản di động