Những chất tăng độ đạm trong thức ăn chăn nuôi độc với cơ thể người ra sao?
Nhập lậu hàng trăm tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi | |
Quản lý chặt thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh | |
Việt Nam cấm nhập thức ăn chăn nuôi có kháng sinh kích thích sinh trưởng |
Theo đó, Bộ NN&PTNT cho biết, qua việc thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất, kinh doanh TACN, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu TACN cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm.
Hoá chất tăng đạm được phát hiện trong thức ăn chăn nuôi. |
TS Trần Hồng Côn - Khoa Hoá, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội: Cả ba chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide đều là những chất "đạm (nitơ) không protein" và đều là các chất cơ bản là không độc. Ví dụ như đối với cyanuric acide thử nghiệm trên chuột cho thấy hàm lượng gây chết phải tới 7,7g/1kg cơ thể.
Theo đó, FDA (Mỹ) cho phép sử dụng liều lượng nhất định trong thức ăn và nước uống cho gia súc. Cyanuric acide được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, làm chất tẩy trắng, chất diệt khuẩn và diệt nấm mốc. Trong xử lý nước sinh hoạt, cyanuric acide này được sử dụng như chất ổn đinh clo trong tiệt trùng nước.
"Tuy nhiên, một điều nguy hiểm khi sử dụng chất này là khi nó kết hợp với melamine sẽ tạo ra những tinh thể ít tan. Nên khi gia súc hay con người nhận các chất này vào cơ thể, những tinh thể nói trên sẽ gây ra chảy máu đường tiết niệu và sỏi thận cao". TS Trần Hồng Côn phân tích.
Một nghiên cứu khác về ngộ độc học nêu lên rằng trong TACN của các vật nuôi trong nhà (chó, mèo) có nhiễm hỗn hợp hai chất melamine và acid cyanuric sẽ gây ra suy thận cấp.
Cũng theo TS Trần Hồng Công, còn dicyandiamide và ammelide là những chất có cấu trúc tương tự còn được sử dụng làm phân đạm nhả chậm, làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh và sản xuất keo epoxi, keo dán... Chúng đều là các chất có độ độc thấp và trong thực tế, chưa có trường hợp nào bị ngộ độc bởi các chất này được ghi nhận. Giữa dicyandiamide, ammelide và melamin luôn có sự chuyển hóa qua lại trong những điều kiện nhất định.
Đối với nhà sản xuất, melamine và cả với acid cyanuric, là hai chất giúp làm tăng “nồng độ đạm” trong sản phẩm dù nồng độ đạm thật trong đó chả có bao nhiêu. Vì lợi nhuận, nhà sản xuất thực phẩm đã đánh lừa nhà kiểm định bằng cách cho melamine vào thực phẩm.
Do lòng tham không đáy, một số nhà sản xuất còn cho vào cả hai chất melamine và acid cyanuric. Thế là gây ra thảm họa ngộ độc hàng loạt. Acid cyanuric rẻ hơn melamine nhiều, đó cũng là lý do có thể có sự hiện diện cả đôi trong thực phẩm dẫn tới gây độc mà người ta không ngờ đến.
Theo LH/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52