-->

Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi

(LĐTĐ) "Đó thực sự là ước mơ tưởng như viển vông từ thuở thiếu thời. Từ bé, tôi đã rất mê những bộ phim siêu nhân và muốn mình sẽ trở thành anh hùng cứu được nhiều người nhất có thể. Đặc biệt những bộ phim về người lính cứu hỏa, khi người ta chạy ra thì lính cứu hỏa chạy vào, đã tác động đến tâm lý, thôi thúc ước mơ trong tôi”, Thượng úy Lê Văn Linh, cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội chia sẻ.
Để mỗi người dân là một người lính cứu hỏa Nghề nguy hiểm nhưng đầy tự hào

Hiện thực hóa ước mơ

Thượng úy Lê Văn Linh - cán bộ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an thành phố Hà Nội) là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, được vinh danh trong chương trình “Ánh dương trong màn đêm”. Chương trình do Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 28/9.

Khác với những gì mọi người hay nhìn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, nụ cười thân thiện luôn thường trực trên gương mặt sáng của Thượng úy Lê Văn Linh. Anh chia sẻ về lý do anh chọn cho mình trở thành một người lính cứu hỏa.

Đó thực sự là ước mơ tưởng như viển vông từ thuở thiếu thời. Từ bé, tôi đã rất mê những bộ phim siêu nhân và muốn mình sẽ trở thành anh hùng cứu được nhiều người nhất có thể. Đặc biệt những bộ phim về người lính cứu hỏa, khi người ta chạy ra thì lính cứu hỏa chạy vào, đã tác động đến tâm lý, thôi thúc ước mơ trong tôi”, Thượng úy Lê Văn Linh chia sẻ.

Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi
Nụ cười thân thiện luôn thường trực trên gương mặt sáng của Thượng úy Lê Văn Linh

Không từ bỏ ước mơ, anh đã vào học trường Trung cấp Cảnh sát PCCC và CNCH. Tốt nghiệp năm 2013, anh lính trẻ Lê Văn Linh về nhận nhiệm vụ tại Đội Cảnh sát PCCC quận Cầu Giấy. Do có thể lực tốt, năm 2015 anh được luân chuyển về Đội cứu nạn, cứu hộ, thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCHH - Công an thành phố Hà Nội.

Năm 2018, theo mô hình tổ chức bộ máy mới, anh trở thành “lính chiến” của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông. Công việc của anh và đồng đội là tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các vụ tai nạn, sự cố trên sông. Đó có thể là các tình huống cháy nổ, các vụ nhảy cầu, đuối nước hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm tang vật vụ án khi được cấp trên điều động...

Hơn 10 năm tuổi quân, Thượng úy Lê Văn Linh chẳng nhớ nổi mình đã tham gia bao nhiêu vụ cứu nạn, cứu hộ. Nhưng đáng nhớ nhất đến giờ vẫn là lần anh nhận nhiệm vụ dò tìm tang vật vụ án giết người phi tang vào năm 2015. "Theo yêu cầu của nhiệm vụ, thứ chúng tôi phải tìm kiếm là cánh tay của nạn nhân".

Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi
Những thợ lặn của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông

Theo lời khai của đối tượng gây án, hắn đã ném cánh tay của nạn nhân xuống sông Hồng. Chúng tôi được cơ quan điều tra hỗ trợ bằng cách thả một chiếc chân giò xuống để xác định vị trí. Lần tìm nhiều ngày, cánh tay vẫn không tìm thấy. Đến lúc tưởng chừng như vô vọng, chúng tôi nhận được thông tin, nghi can đã khai không đúng sự thật. Khi ấy anh em đùa với nhau rằng "như mò kim đáy bể", Thượng úy Lê Văn Linh nhớ lại.

Thượng úy Linh cho biết thêm, trong mỗi vụ án truy tìm tang vật, nếu nghi can khai chính xác, những người lính rất dễ dàng để tìm ra. Điển hình như vụ việc Công an quận Hai Bà Trưng đề nghị Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông, hỗ trợ tìm kiếm tang vật nhiều năm về trước. Chỉ 30 phút sau khi xác định đúng vị trí, Thượng úy Lê Văn Linh và đồng đội đã tìm được khẩu súng dưới đáy sông Hồng để bàn giao cho cơ quan điều tra...

Trong những câu chuyện của mình, Thượng úy Lê Văn Linh luôn cho rằng, niềm vui của người lính cứu nạn, cứu hộ chính là sự bình yên của mỗi người dân. Từ năm 2018 đến nay, anh và các đồng đội đã tiếp nhận, tham gia 160 vụ cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, trực tiếp đến hiện trường tổ chức cứu nạn, cứu hộ là 154 sự cố, tai nạn. Kết quả cứu được 20 người mắc kẹt dưới sông, hồ, ao lên bờ an toàn, tìm thấy 53 thi thể, 1 tang vật vụ án bàn giao cho các lực lượng chức năng giải quyết.

Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi
Thượng úy Lê Văn Linh cùng đồng đội đã triển khai hàng trăm vụ cứu nạn, cứu hộ, người gặp tai nạn trên sông

Điển hình như, khoảng 3h52 ngày 18/7, đơn vị nhận lệnh tới cứu nạn, cứu hộ người gặp tai nạn tại cầu Long Biên. Thượng úy Lê Văn Linh cùng đồng đội đã triển khai phương tiện chuyên dụng di chuyển đến vị trí xảy ra sự cố. Đến hiện trường, các anh phối hợp với Công an phường và người báo tin để xác định vị trí rồi nhanh chóng triển khai nhanh công tác tìm kiếm nạn nhân.

Cuối cùng tổ công tác đã tìm thấy 1 người đang cố bám vào đèn phao tín hiệu trên mặt nước trong tình trạng hạ thân nhiệt vì lạnh. Các chiến sĩ cứu nạn nhân lên cano, dùng chăn ủ ấm rồi đưa vào Trạm điều tiết giao thông, bàn giao cho Công an phường Ngọc Lâm và lực lượng y tế hỗ trợ. Chỉ đến khi sức khỏe và tinh thần nạn nhân đã ổn định thì những người lính cứu nạn mới lặng lẽ ra về...

Hạnh phúc ấy không có gì so sánh được

Trung tá Tạ Tiến Đạt, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông cho biết, Thượng úy Lê Văn Linh được đào tạo bài bản, đã tham gia nhiều khóa tập huấn của Nhật về cứu nạn. Bản thân anh cũng là báo cáo viên đi tuyên truyền tại các đơn vị về công tác cứu nạn.

“Là một chiến sĩ trẻ, Thượng úy Lê Văn Linh chưa bao giờ từ nan bất cứ nhiệm vụ nào. Nghề cứu nạn trên sông của chúng tôi môi trường làm việc hết sức nguy hiểm. Rất nhiều vụ chúng tôi phải lặn xuống lòng sông khi tầm nhìn bằng 0, di chuyển chỉ bằng cách dò dẫm hoặc nắm vào dây. Trong khi đó, dưới lòng sông lại khá nhiều cạm bẫy, từ chai thủy tinh đến lưới câu hay sự trơn trượt, chỉ một chút bất cẩn cũng gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ", Chỉ huy Đội Cảnh sát PPCCC và CNCH cho hay.

Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia các hội thi

Ngoài nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên sông, Thượng úy Lê Văn Linh còn có nhiều sáng kiến trong công tác tham mưu. Anh đã tham mưu tổ chức điều tra cơ bản về ao, hồ, sông, suối, về lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ dưới nước của các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc công an các quận, huyện, thị xã và các lực lượng khác (như cơ sở, phương tiện hoạt động trên sông và ven sông, cư dân thuyền chài…) để chủ động tham mưu cấp trên huy động lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu; tham mưu tổ chức các phương án diễn tập cứu nạn, cứu hộ trên sông quy mô lớn…

Thượng úy Lê Văn Linh tâm sự rằng, chúng tôi, những người lính PCCC và CNCH vẫn luôn nhắc nhau có một nghề vẫn mong là thất nghiệp, người lính chẳng màng đến huân chương, danh vọng. Mất mát, hy sinh của đồng đội và các thế hệ đi trước, thôi thúc chúng tôi phải làm sao khi nhận được tin có người gặp nạn chúng tôi phải tới kịp thời và giữ được tính mạng cho họ. Hạnh phúc ấy không có gì so sánh được.

Nhà báo Dương Hiệp có viết trên trang cá nhân về người lính PCCC và CNCH như sau: Có một nghề vẫn mong là thất nghiệp/Thức trọn đêm canh giấc ngủ bình yên/Có người lính chẳng màng đến huân chương/Trái tim hồng trong ngôi nhà rực lửa...

Có lẽ, chính những trái tim hồng trong chiếc áo xanh và sự nhiệt huyết của Thượng úy Lê Văn Linh và đồng đội đã giúp người lính PCCC và CNCH vượt qua khó khăn, nguy hiểm để mang đến sự bình yên cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

Minh Phương

Nên xem

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

(LĐTĐ) Mặc dù đặc thù công việc ngành y tế có nhiều vất vả, nhưng được sự quan tâm, chăm lo của các cấp chính quyền, chuyên môn và Công đoàn nên các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ngành Y tế Hà Nội nói chung, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa nói riêng đã được tiếp thêm động lực vượt mọi khó khăn, sẵn sàng gác lại niềm vui xuân, đón Tết để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Thanh Xuân Bắc), quận Thanh Xuân đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tỉnh Nghệ An tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh (huyện Hưng Nguyên).
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 - lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tới thăm, chúc Tết, động viên đoàn viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trên địa bàn quận.
Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Chiều 3/2, nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cùng đại diện lãnh đạo các Ban của LĐLĐ Thành phố đã đến thăm, kiểm tra và nắm bắt tình hình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại LĐLĐ quận Thanh Xuân và Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam.
Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

(LĐTĐ) Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động