Nhớ những góc nhỏ bình yên
Những Hình Ảnh đẹp nhất về Hà Nội xưa - một thời dĩ vãng | |
Chợ Giời Hà Nội xưa và nay |
Đi trên các đường phố Hà Nội, nếu để ý, bạn sẽ thấy những ngôi biệt thự Pháp cổ xây dựng với ban-công và những ô cửa nhỏ cổ kính thật duyên dáng, bình yên. Năm 1858 là cột mốc đánh dấu sự xâm lược chính thức của thực dân Pháp vào Việt Nam. Nhưng phải đến năm 1897, người Pháp mới tiến hành quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, khi đó Hà Nội được mở rộng và quy hoạch theo phong cách của Pháp.
Người Pháp thay thế các nguyên liệu truyền thống của Việt Nam như tre, lá, nứa, thay vào đó là áp dụng kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới như hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, sành sứ nhiều màu, ngói đá xám chẻ, gạch caro…Từ đó, phong cách kiến trúc Pháp thể hiện rõ ở các ngôi nhà, các công trình lớn nhỏ trên đường phố của Hà Nội.
Những ngôi nhà mang phong cách Pháp ở Hà Nội có xu hướng đơn giản về thiết kế và điểm mạnh của nó là ở trang trí mặt tiền. Những ban-công và cửa sổ nhỏ được sơn xanh nổi bật trên nền tường màu vàng là nét đặc trưng của kiến trúc Pháp cổ. Cỏ dại hay đôi khi là một cái cây nhỏ hiền lành mọc trên khe tường nứt của mái đua và ban-công và những mảng rêu đen bám trên các bức tường tạo nên một Hà Nội rất duyên dáng và cổ kính. Thỉnh thoảng, lại bắt gặp những quả sứ - dấu ấn của ngành điện một thời. Và một sớm thu thức giấc, nhìn những chú chim sẻ đậu trên bậu cửa sổ, lại thấy Hà Nội bình yên biết mấy. Có những khi đi ngang qua các con phố chỉ để tìm cho mình những điều giản dị như thế. Những ô cửa xanh, ban-công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về̀ một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm hoài cũng không thấy chán.
Không biết đã qua bao năm tháng, Hà Nội đong đầy những ký ức, những bức tường mang màu loang lổ của hoài niệm. Giữa một Hà Nội tất bật của hôm nay, người ta muốn tìm lại chút hồn xưa còn vương lại, chắc không còn nơi nào đọng lại cái thi vị, cái trầm mặc, cái cũ kỹ như ở ban-công hay những ô cửa nhỏ của Hà Nội.
Vội vã đi theo dòng người, để có lúc bất chợt ngước nhìn lên góc phố rêu phong nào đó cảm thấy như thời gian ngừng lại trong từng ban-công và ô cửa sổ nhỏ. Nét đẹp của phố cũ thâm nâu ấy nó có sức mê hoặc cả những người khó tính, vô cảm nhất.
Ở bên ô cửa là nơi hoa sưa đơm bông trắng phố, là nơi cây bàng lá đỏ gọi mùa đông về, là nơi hoa sữa đưa hương ngào ngạt, là nơi hoa bằng lăng nở tím trời mộng mơ.
Đằng sau những khung cửa sổ Hà Nội là nơi lưu giữ những âm thanh, hình ảnh hạnh phúc của mỗi căn nhà. Những ngày chiều muộn, ô cửa ấy có ánh sáng của ánh đèn hắt bóng, người phụ nữ tảo tần bên bếp lửa, cả gia đình quây quần bên mâm cơm và̀ tiếng bi bô của bọn trẻ. Đấy là ô cửa của một ngôi nhà hạnh phúc.
Ở ô cửa còn lại là nơi lưu giữ cả một ký ức của người già, nơi họ trò chuyện, ôn lại chuyện xưa của những tâm hồn trầm tư rung cảm. Thời gian với 4 mùa mưa nắng, với 12 mùa hoa, cùng rất nhiều những buồn vui, âu lo hay hoan hỉ, hạnh phúc hay mệt mỏi…vẫn cứ âm thầm ngang qua những ô cửa cũ.
Phải chăng Hà Nội sẽ mất đi vẻ duyên dáng, cổ kính của mình khi thành phố này ngày càng trở nên giàu có và hiện đại? Người ta sẽ không khỏi lo ngại, thậm chí cảm thấy đau đớn với cái ý nghĩ đó khi len lỏi trên những con ngõ phố đông đúc và ngột ngạt. Mọi thay đổi diễn ra cùng một lúc, mà không phải thay đổi nào cũng theo hướng tốt đẹp hơn.
Đã có những ngôi nhà kiểu Việt Nam truyền thống và những tòa biệt thự kiểu Pháp cổ bị phá đi để xây những công trình cao ngất và xấu xí. Những gánh hàng rong chở đầy hoa và rau quả đang dần nhường chỗ cho những cửa hàng nhỏ, nhạt nhẽo và đơn diệu. Những kiến trúc mặt tiền màu vàng, ban-công ở trên với rêu xanh và mảng tường ẩm ướt, đang biến mất bởi bao lớp biển quảng cáo to nhỏ, ngang dọc xen lấn.
Có lẽ thế, người ta luôn cố tìm những nét bình yên, duyên dáng mà cổ kính ở mọi ngóc ngánh của Hà Nội. Một sớm mai thức dậy, đứng trên ban-công xưa cũ mà ngắm phố phường Hà Nội sao bình yên đến thế. Màu rêu cũ bám trên mảng tường vàng, bóng cây hắt lên khung cửa nhỏ lắng đọng, yên bình bao nhiêu, thì ở dưới phố xá vội vã và hiện đại bấy nhiêu.
Song, chính sự đối lập và tiếp biến hài hòa ấy tạo nên chất riêng cho phố phường Hà Nội.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30