-->

Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu: Những điều cần biết

Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là khi bác sĩ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước trước khi làm xét nghiệm máu. Nhưng những xét nghiệm máu nào đòi hỏi phải nhịn ăn và liệu việc nhịn ăn có an toàn?
nhin an truoc khi xet nghiem mau nhung dieu can biet Xét nghiệm máu có thể phát hiện chấn thương não
nhin an truoc khi xet nghiem mau nhung dieu can biet Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Không phải lúc nào bạn cũng cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, và nếu có thì bạn cũng chỉ phải nhịn ăn trong một một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, ý nghĩ không được ăn hoặc uống, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cũng có vẻ không mấy dễ chịu.

nhin an truoc khi xet nghiem mau nhung dieu can biet
Chỉ một số loại xét nghiệm máu yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn

Hiểu khi nào và làm thế nào để nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu có thể giúp làm giảm lo lắng không cần thiết. Dưới đây là những loại xét nghiệm máu đòi hỏi phải nhịn ăn và lý do.

Khi nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Việc có cần nhịn ăn hay không phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bạn định làm. Một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn, trong khi một số khác thì không.

Các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn là:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ đo lượng đường trong máu để xem liệu nó có bình thường không. Đây là xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Điều quan trọng trong xét nghiệm này là bạn không được ăn hoặc uống bất kì thứ gì khác ngoài nước trong 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo rằng xét nghiệm máu sẽ ghi nhận chính xác lượng đường trong máu khi đói. Kết quả giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường

Xét nghiệm sắt trong máu

nhin an truoc khi xet nghiem mau nhung dieu can biet
Cần tránh các thực phẩm chức năng và vitamin khi nhịn ăn để thử máu, vì chúng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm sắt trong máu sắt đo lượng sắt trong máu. Xét nghiệm này giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, chẳng hạn như thiếu máu.

Sắt có trong một số loại thực phẩm và được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt, kết quả có thể thổi phồng chỉ số sắt trong máu.

Để đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng làm xét nghiệm.

Một số người có thể uống viên sắt hoặc multivitamin chứa sắt. Những thứ này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các chế phẩm bổ sung này, thì không nên dùng trong vòng 24 giờ trước khi thử máu.

Xét nghiệm cholesterol máu

Cholesterol là một loại mỡ máu. Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ của một số tình trạng sức khoẻ.

Các xét nghiệm cholesterol máu, còn được gọi là bộ mỡ máu, đánh giá lượng mỡ trong máu. Các loại mỡ máu khác nhau được kiểm tra bao gồm:

• Cholesterol HDL, hay cholesterol “tốt"

• Cholesterol LDL, hay cholesterol “xấu"

• triglycerides

Lượng mỡ máu này sẽ tăng lên nếu trước đó bạn vừa mới ăn. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ trước khi làm xét nghiệm để có thông số chính xác về mỡ máu.

Một số hướng dẫn gần đây cho rằng không cần nhịn ăn trước tất cả các xét nghiệm cholesterol và triglyceride. Tuy nhiên, những người sắp làm những xét nghiệm nên nên không uống rượu trong 24 giờ trước khi xét nghiệm. Tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ xem những hướng dẫn mới này có áp dụng được cho bạn hay không.

Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase

Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase (GGT) giúp chẩn đoán bệnh gan. GGT là một men trong gan giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả.

Ăn không ảnh hưởng đến chỉ số GGT, nhưng uống rượu và hút thuốc thì có thể ảnh hưởng. Những người sắp làm xét nghiệm này được yêu cầu không uống rượu hoặc hút thuốc lá trong 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.

nhin an truoc khi xet nghiem mau nhung dieu can biet

Các xét nghiệm máu khác cần nhịn ăn

Bệnh nhân có thể được yêu cầu phải nhịn ăn khi làm:

Các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện: Xét nghiệm đường huyết, cân bằng điện giải, và chức năng thận. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhin ăn trong 10 đến 12 giờ trước khi thực hiện một trong những xét nghiệm này.

• Bộ chức năng thận: Các xét nghiệm để xem thận hoạt động như thế nào. Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trong 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm.

• Xét nghiệm Vitamin B12: Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu của một người. Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trong 6 đến 8 giờ trước khi xét nghiệm. Họ cũng phải cho bác sĩ biết mình đang dùng những thuốc gì, vì một số loại thuốc có thể gây trở ngại cho xét nghiệm này.

Những thứ khác cần tránh

Cũng như thực phẩm và đồ uống, có một số thứ khác cần tránh khi nhịn ăn để xét nghiệm máu. Bao gồm:

• Rượu: Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến đường huyết và mỡ máu, khiến kết quả của những xét nghiệm cần nhịn ăn trở nên không chính xác. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu, bạn cũng nên kiêng uống rượu.

• Hút thuốc lá: Thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì bạn cũng nên tránh hút thuốc lá.

• Cà phê: Cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Do đó không nên uống cà phê trước khi làm những xét nghiệm máu cần nhịn ăn.

• Kẹo cao su: Nên tránh nhai kẹo cao su, kể cả loại không đường, khi nhịn ăn để làm xét nghiệm. Lý do là việc nhai kẹo cao su có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến kết quả.

• Tập thể dục: Tập thể dục cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả, vì vậy nên tránh tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để làm xét nghiệm.

Làm thế nào để nhịn ăn một cách an toàn?

Có một số việc mà bạn có thể làm khi nhịn ăn để xét nghiệm máu máu. Bao gồm:

• Nước: Điều quan trọng là phải uống nhiều nước khi nhịn ăn để giữ cho cơ thể đủ nước. Nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi phải nhịn ăn.

• Thời gian: Dù phải nhịn ăn 8, 12 hoặc 24 giờ, bạn nên biết thời gian tốt nhất mà bạn có thể ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm. Ví dụ: nếu một người được yêu cầu nhịn ăn trong 12 giờ trước khi xét nghiệm máu vào lúc 9 giờ sáng, họ không nên ăn bất cứ thứ gì sau 9 giờ tối hôm trước.

• Thuốc: Bạn nên tiếp tục dùng thuốc như bình thường trong thời gian nhịn ăn, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.

• Mang thai: Việc nhịn ăn để làm xét nghiệm thường là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nên nói với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để có lời khuyên về cách tốt nhất để nhịn ăn một cách an toàn.

Nếu bạn lỡ ăn hoặc uống gì đó trong thời gian cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm do quá đói hoặc do nhầm giờ, thì cần nói chuyện với bác sĩ và dời lịch hẹn xét nghiệm máu.

Bạn có thể nhận được chẩn đoán sai nếu kết quả xét nghiệm máu là không chính xác, dẫn đến những biến chứng về sức khoẻ. Đó là lý do tại sao thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu lại quan trọng như vậy.

Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.

Tin khác

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Xem thêm
Phiên bản di động