Nhiều vùng miền mức sinh còn cao
Mức sinh hợp lý
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều năm liền Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế (2,1 con trên một phụ nữ). Tuy nhiên, tại các vùng miền, mức sinh còn rất khác biệt. Nếu như tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên mức sinh còn cao thì tại một số thành phố, tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh đã xuống rất thấp như TP Hồ Chí Minh đã tương đương với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều nước đã, đang và sẽ thành công trong việc giảm sinh nhưng vô cùng khó khăn trong việc vực dậy mức sinh. Theo đó, nếu để mức sinh tụt xuống quá thấp, tổng tỷ suất sinh chỉ 1,35 con trên một phụ nữ thì đến năm 2050 quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại 95-100 triệu người. Điều này sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, già hóa dân số diễn ra nhanh gây bất lợi cho phát triển kinh tế.
Để tránh rơi vào tình trạng suy giảm mức sinh như nhiều nước trên thế giới ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục DS – KHHGĐ ( Bộ Y tế) cho biết, mức sinh của Việt Nam đã được điều chỉnh cho phù hợp. Chiến lược dân số-sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu “chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý”. Cụ thể là, đối với các tỉnh mức sinh còn cao, cần giảm mức sinh và quyết tâm đạt được mức sinh thay thế. Đối với những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế, cần giữ vững và duy trì mức sinh đó, tránh để mức sinh xuống quá thấp. Thay vì thông điệp “ mỗi gia đình sinh từ 1 đến 2 con” thì nay, Tổng cục DS – KHHGĐ kêu gọi mỗi gia đình hãy sinh 2 con.
Mất cân bằng giới tính
Ông Tân cho biết, một trong những thách thức mà công tác dân số nước ta đang phải đối mặt đó là tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng gia tăng. Tỷ lệ này hiện ở mức 113,8 bé trai trên 100 bé gái - vượt khỏi mục tiêu đề ra dự kiến năm 2050 dưới mức 100. Nếu năm 1999 chỉ có 28 tỉnh, thành phố tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao thì nay lên tới 40 địa phương. Điển hình như Hưng Yên (tỷ lệ 130,7 bé trai/100 bé gái), Hải Dương (120,2/100), Bắc Ninh (119,4/100).... Mấy thập kỷ qua, tỷ lệ nữ giới luôn chiếm từ 52 đến 53%, nam giới 47 đến 48% và được duy trì ổn định. Nhưng trong 14 năm qua, tỷ lệ giới tính đã tăng dần từ 105, 106, 111 đến 120 bé trai/100 bé gái. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không lấy được vợ. Không những thế, mất cân bằng giới tính còn ảnh hưởng tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
55858
Kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 chỉ ra rằng, tình trạng mất cân bằng giới tính của Hà Nội ở mức cao, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố. Đáng lưu ý là tỷ lệ giới tính của ngoại thành Hà Nội cao hơn (dao động từ 116,8- 120 trẻ gái/100 trẻ trai) so với nội thành. Chẳng hạn như tỷ lệ mất cân bằng giới tính của huyện Đan Phượng lên đến 139 bé trai/100 bé gái, Phúc Thọ (134/100), Sóc Sơn (133/100), Mỹ Đức (129/100). Ông Nguyễn Đình Lân Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tâm lý thích con trai. Cùng với đó, các dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi ở nước ta cũng phổ biến, tạo ra một thách thức cho công tác kiểm soát tỷ lệ giới tính khi sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật có thể giúp biết trước giới tính thai nhi. Tuy nhiên, đây không phải là lý do dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính. Bằng chứng là khoa học kỹ thuật ở miền Nam phát triển không kém miền Bắc, thậm chí một số mặt còn vượt trội, nhưng mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu ở miền Bắc, nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Bởi lẽ phần lớn người miền Nam quan niệm con nào cũng là con, miễn khỏe mạnh, trong khi nhiều người miền Bắc lại thích sinh con trai. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến yêu cầu ngành dân số cần tăng cường truyền thông giáo dục, vận động để người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi về lựa chọn giới tính khi sinh.
Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, việc cần làm để thay đổi tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là phải thay đổi nhận thức. Ở khu vực châu Á đang thiếu hụt 117 triệu trẻ em gái, và đây chính là hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Thực trạng này về lâu dài sẽ rất nghiêm trọng. Cụ thể, việc thiếu phụ nữ làm gia tăng nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình... Nếu không giải quyết kịp thời thì tình trạng này sẽ là tai họa cho mỗi quốc gia. |
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14