-->
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội:

Nhiều kinh nghiệm hay trong hoạt động giám sát

Thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hà Nội tập trung hướng mạnh về cơ sở. Cách làm này giúp HĐND Thành phố nắm rõ bản chất của vấn đề, kịp thời giải quyết những kiến nghị của cử tri và đề ra những phương hướng, giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
nhieu kinh nghiem hay trong hoat dong giam sat Hà Nội đi đầu trong thực hiện tự chủ đối với các bệnh viện
nhieu kinh nghiem hay trong hoat dong giam sat Xây dựng cơ quan nghiên cứu chiến lược xứng tầm
nhieu kinh nghiem hay trong hoat dong giam sat Phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tập thể

Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, các bộ phận thuộc HĐND thành phố Hà Nội đã triển khai 26 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề theo hướng tinh gọn, chất lượng.

Nổi bật như các cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; kết quả xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường công lập và việc đầu tư xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn Thủ đô; công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân…

nhieu kinh nghiem hay trong hoat dong giam sat
Hoạt động giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội luôn chú trọng hướng về cơ sở. (Ảnh: NC)

Theo Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, hướng về cơ sở không phải là đến giám sát trực tiếp ở đơn vị cơ sở, mà linh hoạt giám sát theo nhóm các đơn vị tương đồng về chức năng, nhiệm vụ và nội dung. Cách làm này sẽ giảm đầu mối giám sát trực tiếp, tăng giám sát qua báo cáo và mời cơ sở, các đơn vị liên quan đến làm việc tại trụ sở HĐND Thành phố để làm rõ các nội dung giám sát.

Ông Nguyễn Nguyên Quân cho biết, giám sát là đi sâu vào lĩnh vực chuyên ngành, nên đòi hỏi các thành viên đoàn giám sát phải nghiên cứu, nắm chắc các nội dung; cần thiết có thể mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học tham gia đoàn.

Yếu tố quan trọng trong hoạt động giám sát là việc chọn nội dung, đối tượng, thời gian, hình thức và thành phần đoàn giám sát. Trước khi lựa chọn nội dung giám sát, cần xác định rõ mục tiêu của đợt giám sát là để thúc đẩy công việc tốt hơn, phát hiện đơn vị làm tốt thì đề nghị nhân rộng, làm chưa tốt thì chấn chỉnh, gặp khó khăn thì tìm cách tháo gỡ.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Hương, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, công tác chuẩn bị nội dung, hình thức, địa bàn, đối tượng càng được chu đáo thì chất lượng giám sát càng cao. Kinh nghiệm là khi địa bàn quận, huyện, thị xã được Thường trực HĐND Thành phố chọn giám sát, thì các ban HĐND Thành phố không chọn trùng địa phương đó tại cùng thời điểm, nhằm tránh chồng chéo.

Còn theo đại biểu HĐND thành phố Hà Nội Đinh Trường Thọ (Bí thư Huyện ủy Thanh Oai), thực tiễn qua một số cuộc giám sát, trong báo cáo của quận, huyện có nhiều số liệu mâu thuẫn với số liệu cấp sở, ngành báo cáo. Vì thế, trước khi tiến hành một cuộc giám sát cần yêu cầu cơ quan, đơn vị được giám sát gửi báo cáo, đồng thời phân công các chuyên viên giúp việc tra cứu văn bản pháp lý liên quan, thu thập thông tin, số liệu. Cách làm này giúp đoàn giám sát hoàn toàn chủ động, nắm rõ bản chất của vấn đề khi xuống cơ sở.

Cùng với các hoạt động của Thường trực và các ban, tổ đại biểu HĐND Thành phố tiếp tục duy trì giám sát, khảo sát những vấn đề cử tri bức xúc, phù hợp với thực tiễn địa phương nơi ứng cử.

Trong đó, Tổ đại biểu quận Hoàn Kiếm tái giám sát về quản lý và sử dụng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. Tổ đại biểu quận Hai Bà Trưng giám sát tiến độ các dự án đầu tư do thành phố thực hiện bằng vốn ngân sách và giám sát tình hình sử dụng đất các dự án ngoài ngân sách của các doanh nghiệp được giao đất trên địa bàn. Tổ đại biểu huyện Phúc Thọ giám sát về Chương trình Sữa học đường…

Bí thư Quận ủy, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố quận Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam cho rằng, giám sát thường xuyên, liên tục giữa hai kỳ họp giúp các tổ và đại biểu HĐND Thành phố nắm bắt kịp thời những vấn đề đặt ra tại cơ sở. Từ đó, vừa kịp thời yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền, vừa có thể làm tư liệu chất vấn về sau.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2019, HĐND thành phố Hà Nội sẽ thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề. Các ban HĐND, Văn phòng HĐND Thành phố thực hiện giám sát 15 chuyên đề và các tổ đại biểu HĐND Thành phố triển khai 39 cuộc giám sát theo kế hoạch.

Một cuộc giám sát có hiệu quả là đưa ra được những kết luận sát thực, cụ thể, khách quan. Vì thế, thời gian tới, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ phận liên quan theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Nếu đơn vị, cơ quan nào chậm giải quyết, tham mưu văn bản đôn đốc, nhắc nhở; nếu chậm xử lý sẽ báo cáo Thường trực HĐND Thành phố đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp, phiên giải trình của Thường trực HĐND Thành phố trong thời gian tới.

Hoàng My

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động